Dia ly kinh te
Chia sẻ bởi Vũ Thị Ngọc Sáng |
Ngày 26/04/2019 |
76
Chia sẻ tài liệu: dia ly kinh te thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Thảo Luận Địa lí kinh tế
Nhóm 3- Lớp PTNT 52
Chủ đề: Sự phát triển của công nghiệp xăng dầu
khi Việt Nam gia nhập WTO
NỘI DUNG
Thực trạng ngành xăng dầu hiện nay
Tiềm lực tài chính:
Cơ sở vật chất- kỹ thuật
Lao động
Thành tựu sau gần 2 năm gia nhập WTO
II. Thách thức cho ngành công nghiệp xăng dầu khi Việt Nam gia nhập WTO
III. Giải pháp và định hướng phát triển
I. Thực trạng ngành xăng dầu hiện nay
1. Tiềm lực tài chính:
Nguồn vốn sở hữu của ngành xăng dầu là hàng tỷ USD bao gồm các ngành tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu.
Xăng dầu cũng chính là ngành thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Chỉ tính riêng năm 2007 tổng vốn đầu tư nước ngoài cho ngành xăng dầu gần 2tỷ USD, riêng 8 tháng đầu năm 2008 tổng vốn đầu tư là hơn 10tỷ USD chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư cho cả nước.
Điều đó cho thấy tiềm lực của ngành công nghiệp xăng dầu nước ta là rất to lớn, được quan tâm đầu tư.
2. Cơ sở vật chất- kỹ thuật
Trong những năm gần đây nhiều dự án đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật cho ngành xăng dầu đã được triển khai bao gồm
mở rộng các cơ sở khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên, thăm dò và khai thác các mỏ mới.
xây dựng các nhà máy lọc dầu có công suất lớn( Nhà máy lọc dầu Dung Quất công suất 6.5 triệu tấn/năm và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) giảm tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô giá thấp và nhập khẩu lại nguyên liệu đã qua sơ chế của nước ngoài với giá cao.
hệ thống ống dẫn dầu ống dẫn khí cũng được đầu tư phát triển, nâng cao tính an toàn.
mạng lưới kinh doanh xăng dầu: hệ thống cửa hàng bán lẻ, các đại lí kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
Khai thác dầu trên biển
3. Lao động
Ngành xăng dầu là ngành thu hút số lượng lao động lớn, chất lượng cao và ngày càng phát triển.
Tính đến hết năm 2002, công nghiệp xăng dầu đã sử dụng trên 9000 lao động.
Đến nay, ngành công nghiệp xăng dầu Việt Nam đã có đội ngũ chuyên gia, cán bộ, công nhân kỹ thuật với hơn 25 nghìn người, tuyệt đại bộ phận được đào tạo có trình độ kỹ thuật cao, trong đó trên 30% là lao động có trình độ đại học và trên đại học.
4. Thành tựu sau gần 2 năm gia nhập WTO:
- Về xuất khẩu dầu thô:
Sau gần 2 năm gia nhập WTO, cùng với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế ngành công nghiệp xăng dầu cũng có những thành tựu đáng kể:
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu đứng đầu trong danh mục xuất khẩu năm 2007, 2008
Riêng năm 2007 ngành xăng dầu xuất khẩu hơn 15.08 triệu tấn dầu thô, thu về hơn 8 tỷ USD.
Dự kiến năm 2008, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 15 triệu tấn dầu thô, kim ngạch khoảng 9 tỷ USD, giá trung bình khoảng 600 USD/tấn, giảm 1,3% về lượng nhưng tăng 7,1% về trị giá so với năm 2007
- Về công tác thăm dò và khai thác dầu khí:
Đang hoạt động khai thác với 12 mỏ dầu khí (11 mỏ trong nước, 1 mỏ ở nước ngoài) có giá trị thương mại được đưa vào khai thác
Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã bước đầu xác định được trữ lượng dầu khí của Việt Nam ước đạt 4,0 đến 4,6 tỷ m3 quy dầu, có khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác, đảm bảo an ninh năng lượng cho thời gian tới.
Song song với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai; dòng khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ + Rạng Đông và khí thiên nhiên bể Nam Côn Sơn (mỏ Lan Tây + Rồng Đôi Tây).
Trong những năm tới đây, các mỏ khí mới như lô B, Sư Tử Trắng… sẽ được đưa vào khai thác và mở ra một giai đoạn mới đầy hứa hẹn của ngành công nghiệp khí Việt Nam.
- Về lĩnh vực chế biến dầu khí và hoá dầu:
Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đi vào vận hành ổn định và có những đóng góp tích cực trong việc bình ổn thị trường giá phân urê, hỗ trợ đắc lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở trong nước thời gian qua.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang được khẩn trương triển khai xây dựng với mục tiêu có sản phẩm đầu tiên từ tháng 2 năm 2009.
các dự án: đầu tư xây dựng Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam, Nhà máy Lọc dầu phía Nam và các dự án chế biến nhiên liệu sinh học đang được tích cực triển khai.
- Về lĩnh vực kinh doanh và phân phối xăng dầu:
Hệ thống đại lý xăng dầu, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phát triển, phân bố rộng rãi trên toàn quốc cung cấp các sản phẩm lọc dầu đầy đủ về số lượng và chủng loại xăng dầu theo nhu cầu đời sống và sản xuất.Sản phẩm xăng dầu đảm bảo chất lượng.
II. Thách thức cho ngành công nghiệp xăng dầu khi Việt Nam gia nhập WTO
Xoá bỏ các hạn chế về định lượng xuất nhập khẩu xăng dầu.
Tình trạng xuất khẩu dầu thô, nhập lại các sản phẩm lọc dầu của nước ngoài vẫn tiếp diễn.
Sản lượng khai thác dầu mỏ ngày càng giảm do mỏ Bạch Hổ mỏ lớn nhất Việt Nam hàng năm khai thác giảm tới trên 1 triệu tấn đang gây nguy cơ cho xuất khẩu dầu thô.
4. Giá xăng dầu thế giới không ổn định cùng với việc chính phủ cho phép các công ty kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá bán đã làm cho thị trường xăng dầu trong nước mất ổn định trong thời gian qua. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chính phủ phải xoá bỏ trợ giá, thả nổi giá xăng dầu theo thị trường chung của thế giới.
III. Giải pháp và định hướng phát triển
1. Do sản lượng khai thác dầu ngày càng có xu hướng giảm nên vấn đề tăng trị giá xuất khẩu dầu thô phụ thuộc rất nhiều vào giá. Vì vậy cần phải tập trung phân tích tình hình và nâng cao tính chính xác dự báo nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào lúc, vào thời điểm có lợi nhất, thu lợi nhuận cao nhất.
2. Có biện pháp khuyến khích thăm dò các mỏ dầu mới ở các vùng có tiềm năng thấp, đầu tư các dự án thăm dò và khai thác tại nước ngoài.
3. Có biện pháp quản lý các công ty hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu chặt chẽ hơn, nâng cao tính linh hoạt về giá trong nước phù hợp với giá xăng dầu trên thế giới.
4. Đẩy nhanh tiến độ các dự án các nhà máy lọc dầu Dung Quất( Quãng Ngãi) và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn( Thanh Hoá) để sớm đưa vào hoạt động. Chủ động trong hoạt động chế biến dầu khí và hoá dầuXoá bỏ tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô nhập lại sản phẩm tinh từ nước ngoài.
5. Tăng cường công tác đào tạo lao động chất lượng cao cho ngành xăng dầu.
Giàn khoan dầu tại Vũng Tàu
Nhóm 3- Lớp PTNT 52
Chủ đề: Sự phát triển của công nghiệp xăng dầu
khi Việt Nam gia nhập WTO
NỘI DUNG
Thực trạng ngành xăng dầu hiện nay
Tiềm lực tài chính:
Cơ sở vật chất- kỹ thuật
Lao động
Thành tựu sau gần 2 năm gia nhập WTO
II. Thách thức cho ngành công nghiệp xăng dầu khi Việt Nam gia nhập WTO
III. Giải pháp và định hướng phát triển
I. Thực trạng ngành xăng dầu hiện nay
1. Tiềm lực tài chính:
Nguồn vốn sở hữu của ngành xăng dầu là hàng tỷ USD bao gồm các ngành tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu.
Xăng dầu cũng chính là ngành thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Chỉ tính riêng năm 2007 tổng vốn đầu tư nước ngoài cho ngành xăng dầu gần 2tỷ USD, riêng 8 tháng đầu năm 2008 tổng vốn đầu tư là hơn 10tỷ USD chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư cho cả nước.
Điều đó cho thấy tiềm lực của ngành công nghiệp xăng dầu nước ta là rất to lớn, được quan tâm đầu tư.
2. Cơ sở vật chất- kỹ thuật
Trong những năm gần đây nhiều dự án đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật cho ngành xăng dầu đã được triển khai bao gồm
mở rộng các cơ sở khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên, thăm dò và khai thác các mỏ mới.
xây dựng các nhà máy lọc dầu có công suất lớn( Nhà máy lọc dầu Dung Quất công suất 6.5 triệu tấn/năm và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) giảm tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô giá thấp và nhập khẩu lại nguyên liệu đã qua sơ chế của nước ngoài với giá cao.
hệ thống ống dẫn dầu ống dẫn khí cũng được đầu tư phát triển, nâng cao tính an toàn.
mạng lưới kinh doanh xăng dầu: hệ thống cửa hàng bán lẻ, các đại lí kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
Khai thác dầu trên biển
3. Lao động
Ngành xăng dầu là ngành thu hút số lượng lao động lớn, chất lượng cao và ngày càng phát triển.
Tính đến hết năm 2002, công nghiệp xăng dầu đã sử dụng trên 9000 lao động.
Đến nay, ngành công nghiệp xăng dầu Việt Nam đã có đội ngũ chuyên gia, cán bộ, công nhân kỹ thuật với hơn 25 nghìn người, tuyệt đại bộ phận được đào tạo có trình độ kỹ thuật cao, trong đó trên 30% là lao động có trình độ đại học và trên đại học.
4. Thành tựu sau gần 2 năm gia nhập WTO:
- Về xuất khẩu dầu thô:
Sau gần 2 năm gia nhập WTO, cùng với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế ngành công nghiệp xăng dầu cũng có những thành tựu đáng kể:
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu đứng đầu trong danh mục xuất khẩu năm 2007, 2008
Riêng năm 2007 ngành xăng dầu xuất khẩu hơn 15.08 triệu tấn dầu thô, thu về hơn 8 tỷ USD.
Dự kiến năm 2008, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 15 triệu tấn dầu thô, kim ngạch khoảng 9 tỷ USD, giá trung bình khoảng 600 USD/tấn, giảm 1,3% về lượng nhưng tăng 7,1% về trị giá so với năm 2007
- Về công tác thăm dò và khai thác dầu khí:
Đang hoạt động khai thác với 12 mỏ dầu khí (11 mỏ trong nước, 1 mỏ ở nước ngoài) có giá trị thương mại được đưa vào khai thác
Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã bước đầu xác định được trữ lượng dầu khí của Việt Nam ước đạt 4,0 đến 4,6 tỷ m3 quy dầu, có khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác, đảm bảo an ninh năng lượng cho thời gian tới.
Song song với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai; dòng khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ + Rạng Đông và khí thiên nhiên bể Nam Côn Sơn (mỏ Lan Tây + Rồng Đôi Tây).
Trong những năm tới đây, các mỏ khí mới như lô B, Sư Tử Trắng… sẽ được đưa vào khai thác và mở ra một giai đoạn mới đầy hứa hẹn của ngành công nghiệp khí Việt Nam.
- Về lĩnh vực chế biến dầu khí và hoá dầu:
Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đi vào vận hành ổn định và có những đóng góp tích cực trong việc bình ổn thị trường giá phân urê, hỗ trợ đắc lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở trong nước thời gian qua.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang được khẩn trương triển khai xây dựng với mục tiêu có sản phẩm đầu tiên từ tháng 2 năm 2009.
các dự án: đầu tư xây dựng Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam, Nhà máy Lọc dầu phía Nam và các dự án chế biến nhiên liệu sinh học đang được tích cực triển khai.
- Về lĩnh vực kinh doanh và phân phối xăng dầu:
Hệ thống đại lý xăng dầu, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phát triển, phân bố rộng rãi trên toàn quốc cung cấp các sản phẩm lọc dầu đầy đủ về số lượng và chủng loại xăng dầu theo nhu cầu đời sống và sản xuất.Sản phẩm xăng dầu đảm bảo chất lượng.
II. Thách thức cho ngành công nghiệp xăng dầu khi Việt Nam gia nhập WTO
Xoá bỏ các hạn chế về định lượng xuất nhập khẩu xăng dầu.
Tình trạng xuất khẩu dầu thô, nhập lại các sản phẩm lọc dầu của nước ngoài vẫn tiếp diễn.
Sản lượng khai thác dầu mỏ ngày càng giảm do mỏ Bạch Hổ mỏ lớn nhất Việt Nam hàng năm khai thác giảm tới trên 1 triệu tấn đang gây nguy cơ cho xuất khẩu dầu thô.
4. Giá xăng dầu thế giới không ổn định cùng với việc chính phủ cho phép các công ty kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá bán đã làm cho thị trường xăng dầu trong nước mất ổn định trong thời gian qua. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chính phủ phải xoá bỏ trợ giá, thả nổi giá xăng dầu theo thị trường chung của thế giới.
III. Giải pháp và định hướng phát triển
1. Do sản lượng khai thác dầu ngày càng có xu hướng giảm nên vấn đề tăng trị giá xuất khẩu dầu thô phụ thuộc rất nhiều vào giá. Vì vậy cần phải tập trung phân tích tình hình và nâng cao tính chính xác dự báo nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào lúc, vào thời điểm có lợi nhất, thu lợi nhuận cao nhất.
2. Có biện pháp khuyến khích thăm dò các mỏ dầu mới ở các vùng có tiềm năng thấp, đầu tư các dự án thăm dò và khai thác tại nước ngoài.
3. Có biện pháp quản lý các công ty hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu chặt chẽ hơn, nâng cao tính linh hoạt về giá trong nước phù hợp với giá xăng dầu trên thế giới.
4. Đẩy nhanh tiến độ các dự án các nhà máy lọc dầu Dung Quất( Quãng Ngãi) và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn( Thanh Hoá) để sớm đưa vào hoạt động. Chủ động trong hoạt động chế biến dầu khí và hoá dầuXoá bỏ tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô nhập lại sản phẩm tinh từ nước ngoài.
5. Tăng cường công tác đào tạo lao động chất lượng cao cho ngành xăng dầu.
Giàn khoan dầu tại Vũng Tàu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Ngọc Sáng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)