Địa lý địa phương lớp 5- Hưng Yên
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lan |
Ngày 13/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Địa lý địa phương lớp 5- Hưng Yên thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
Địa lý Hưng Yên
Vương Thị Ngọc Khánh- tiểu học Chính Nghĩa- Kim Động –Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
Vị trí địa lý, giới hạn:
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh Hưng Yên thuộc vùng Hà Nội.
Địa lý Hưng Yên
Đặc điểm tự nhiên
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
Diện tích: 923,09 km² (rộng hơn Hà Nam, Bắc Ninh).
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm
Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%
Tọa độ
Vĩ độ: 20°36′-21°01′ Bắc
Kinh độ: 105°53′-106°17′ Đông
Địa lý Hưng Yên
DÂN CƯ
Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hưng Yên có 1.128.702 người với mật độ dân số 1.223 người/km².
Thành phần dân số
Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 50-55%, công nghiệp 37%, dịch vụ 13%.
Địa lý Hưng Yên
Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Hưng Yên được ví như Bình Dương của miền Bắc. Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%. Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ.....
Kinh tế
Địa lý Hưng Yên
Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang làm đau đầu cán bộ lãnh đạo trong tỉnh. Tình hình đó sẽ được cải thiện khi quốc lộ 5B, tỉnh lộ 200 (chạy song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ), quốc lộ 39B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương) đi vào hoạt động. Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phòng. Nó chạy qua các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29km. Hiện đang triển khai con đường chạy theo đê sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới Văn Giang. Sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như: khu đô thị Ecopark (Văn Giang), khu đô thị Phố Nối B, khu Việt kiều, khu đô thị đại học Phố Hiến (thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ)...
Địa lý Hưng Yên
Kinh tế:
Địa lý Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
Khu đô thị mới Ecopark (Văn Giang)
Địa lý Hưng Yên
Khu Phố Nối là một khu vực kinh tế phát triển, trung tâm thương mại tài chính ngân hàng của tỉnh Hưng Yên, hiện đang được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để năng cấp lên thành thị xã Phố Nối. Đây sẽ đơn vị đầu ngành về kinh tế, tài chính, thương mại của tỉnh Hưng Yên và của vùng Hà Nội. Kinh tế Mỹ Hào phát triển nhanh, thay đổi theo từng ngày. Các khu ăn chơi, mua sắm mọc lên khắp nơi, đang dần biến nơi đây thành tụ điểm ăn chơi chính của vùng. Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học cao đẳng như trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên, trường Đại Học Chu Văn An (cơ sở II), trường Cao Đẳng Bách Khoa Hưng Yên ...
Địa lý Hưng Yên
Kinh tế
Địa lý Hưng Yên
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:
5A: Như Quỳnh - Minh Đức
39A: Phố Nối - Triều Dương
38: Cống Tranh - Trương Xá, thành phố Hưng Yên - cầu Yên Lệnh
38B (39B cũ): Cầu Tràng - Chợ Gạo
Tỉnh lộ:
202: Minh Tân-La Tiến (chạy dọc Huyện Phù Cừ qua phà La Tiến sang Tỉnh Thái Bình).
200: Triều Dương - Cầu Hầu .
195: Chạy dọc đê sông Hồng từ thành phố Hưng Yên tới Bát Tràng, Gia Lâm.
Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.
Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên, v.v. Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tỉnh.
Giao thông
Địa lý Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
Cầu Yên lệnh nối Hưng Yên với Thái Bình
Quốc lộ 5A đi qua tỉnh Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
Tỉnh lộ 39A
Địa lý Hưng Yên
Giao thông thuỷ trên sông Hồng
Địa lý Hưng Yên
Hành chính:
Tỉnh Hưng Yên được phân chia
thành 11 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện:
Thành phố Hưng Yên
Ân Thi
Khoái Châu
Kim Động
Mỹ Hào
Phù Cừ
Tiên Lữ
Văn Giang
Văn Lâm
Yên Mỹ
Địa lý Hưng Yên
Bản đồ Việt Nam với tỉnh Hưng Yên được tô đậm
Địa lý Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
Vương Thị Ngọc Khánh- tiểu học Chính Nghĩa- Kim Động –Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
Vị trí địa lý, giới hạn:
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh Hưng Yên thuộc vùng Hà Nội.
Địa lý Hưng Yên
Đặc điểm tự nhiên
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
Diện tích: 923,09 km² (rộng hơn Hà Nam, Bắc Ninh).
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm
Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%
Tọa độ
Vĩ độ: 20°36′-21°01′ Bắc
Kinh độ: 105°53′-106°17′ Đông
Địa lý Hưng Yên
DÂN CƯ
Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hưng Yên có 1.128.702 người với mật độ dân số 1.223 người/km².
Thành phần dân số
Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 50-55%, công nghiệp 37%, dịch vụ 13%.
Địa lý Hưng Yên
Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Hưng Yên được ví như Bình Dương của miền Bắc. Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%. Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ.....
Kinh tế
Địa lý Hưng Yên
Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang làm đau đầu cán bộ lãnh đạo trong tỉnh. Tình hình đó sẽ được cải thiện khi quốc lộ 5B, tỉnh lộ 200 (chạy song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ), quốc lộ 39B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương) đi vào hoạt động. Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phòng. Nó chạy qua các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29km. Hiện đang triển khai con đường chạy theo đê sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới Văn Giang. Sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như: khu đô thị Ecopark (Văn Giang), khu đô thị Phố Nối B, khu Việt kiều, khu đô thị đại học Phố Hiến (thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ)...
Địa lý Hưng Yên
Kinh tế:
Địa lý Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
Khu đô thị mới Ecopark (Văn Giang)
Địa lý Hưng Yên
Khu Phố Nối là một khu vực kinh tế phát triển, trung tâm thương mại tài chính ngân hàng của tỉnh Hưng Yên, hiện đang được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để năng cấp lên thành thị xã Phố Nối. Đây sẽ đơn vị đầu ngành về kinh tế, tài chính, thương mại của tỉnh Hưng Yên và của vùng Hà Nội. Kinh tế Mỹ Hào phát triển nhanh, thay đổi theo từng ngày. Các khu ăn chơi, mua sắm mọc lên khắp nơi, đang dần biến nơi đây thành tụ điểm ăn chơi chính của vùng. Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học cao đẳng như trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên, trường Đại Học Chu Văn An (cơ sở II), trường Cao Đẳng Bách Khoa Hưng Yên ...
Địa lý Hưng Yên
Kinh tế
Địa lý Hưng Yên
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:
5A: Như Quỳnh - Minh Đức
39A: Phố Nối - Triều Dương
38: Cống Tranh - Trương Xá, thành phố Hưng Yên - cầu Yên Lệnh
38B (39B cũ): Cầu Tràng - Chợ Gạo
Tỉnh lộ:
202: Minh Tân-La Tiến (chạy dọc Huyện Phù Cừ qua phà La Tiến sang Tỉnh Thái Bình).
200: Triều Dương - Cầu Hầu .
195: Chạy dọc đê sông Hồng từ thành phố Hưng Yên tới Bát Tràng, Gia Lâm.
Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.
Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên, v.v. Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tỉnh.
Giao thông
Địa lý Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
Cầu Yên lệnh nối Hưng Yên với Thái Bình
Quốc lộ 5A đi qua tỉnh Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
Tỉnh lộ 39A
Địa lý Hưng Yên
Giao thông thuỷ trên sông Hồng
Địa lý Hưng Yên
Hành chính:
Tỉnh Hưng Yên được phân chia
thành 11 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện:
Thành phố Hưng Yên
Ân Thi
Khoái Châu
Kim Động
Mỹ Hào
Phù Cừ
Tiên Lữ
Văn Giang
Văn Lâm
Yên Mỹ
Địa lý Hưng Yên
Bản đồ Việt Nam với tỉnh Hưng Yên được tô đậm
Địa lý Hưng Yên
Địa lý Hưng Yên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lan
Dung lượng: 9,53MB|
Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)