Dia ly

Chia sẻ bởi Phạm Thị Phương Thủy | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: dia ly thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài tập địa lý tự nhiên Việt Nam

Giảng viên:
Ts.Đào Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện:
1.Nguyễn Thị Thùy Dương
2.Trương Thị Thu Hương
3.Hạ Thị Thùy Linh
4.Nguyễn Thị Diệu Ngọc
5.Lương Thị Hải Yến
Đề tài: Nhóm đất mặn
Các vấn đề trình bày:
Khái quát chung
Phẫu diện đất
Cảnh quan
Diện tích
Phân bố
Tính chất
Phân loại
Kết luận chung
Thuận lợi
Khó khăn
I.Khái quát chung
1.Phẫu diện đất
Đất màu xám thẫm đến màu đen, thành phần cơ giới nặng, nhất là ở Nam Bộ.
Trong phẫu diện thường gặp nhiều vỏ ốc và xác hữu cơ chưa phân hủy triệt để.
2.Cảnh quan.
Có nhiều thành phần sinh vật rất phong phú và đa dạng.
Tùy thời gian chịu anh hưởng của nước biển mặn và hệ sinh thái thực vật bên trên nên ta có rừng mắm, đước, vẹt ở Cà Mau. Rừng trang, sú, vẹt, bần ở Hải Phòng và Quảng Ninh.
3.Diện tích:
Đất mặn chiếm 970.000 ha, chiếm khoảng 1,24% diện tích đất tự nhiên.
4.Phân bố:
Đất mặn phân bố dọc ven biển từ Bắc tới Nam.
Ở đồng bằng Bắc Bộ: Đất mặn phân bố nhiều nhất ở khu vực ven biển Hà Nam, Ninh Bình.
Ở đồng bằng Nam Bộ: Đất mặn tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang, Cà Mau.
5.Tính chất:
Đất chứa nhiều muối.
Đặc tính cơ bản phân biệt đất mặn với các đất khác là nồng độ muối, chủ yếu là muối Cl, trừ tầng tích tụ xác sú vẹt do lưu huỳnh nhiều nên sulfat có thể chiếm ưu thế.
Trị số pH: 6,0 – 7,5. Tỉ lệ thuận với nồng độ muối.
Để xác định độ mặn nhiều hay ít người ta dựa vào nồng độ muối và nồng độ Cl trong đất.
6.Phân loại.
Đất mặn gồm những loại sau:
Đất mặn sú vẹt đước.
Đất mặn nhiều.
Đất mặn trung bình và ít.
a.Đất mặn sú vẹt đước:
Diện tích: 447.000 ha chiếm 1,42%.
Đặc điểm: - Đây là loại đất mặn dưới rừng cây ngập mặn.
- Tỉ lệ muối hòa tan trên 1% riêng Cl là 0,25%.
- Đất mới hình thành nên còn nhão.



Phân bố:
Miền Bắc: Ta thấy tập trung ở duyên hải Quảng Ninh, Hải Phòng dưới rừng trang, sú, vẹt, bần.
Miền Trung: Nhiều đất cát, ít thuận lợi, chỉ có những đốm nhỏ.
Miền Nam: Tập trung từ cửa sông Đồng Nai tới Rạch Giá, điển hình nhất là đất rừng mắm, đước, vẹt ở Cà Mau.
Hướng sử dụng cải tạo: Bảo vệ rừng ngập mặn và khai thác tài nguyên hải sản như tôm, cua, cá. Hoặc đánh bắt và khoanh nuôi.
b.Đất mặn nhiều:
Diện tích: > 130.000 ha.
Đặc điểm: - Tỉ lệ muối hòa tan trên 1%.
- Nồng độ Cl trên 0,25%.
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều sét => thành phần cơ giới nặng và sâu.
Phân bố: tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long > 100.000 ha.
Hướng sử dụng và cải tạo: thau chua rửa mặn, tạo thành các ô trũng nuôi tôm, cua, thả cá.
c. Đất mặn trung bình và ít:
Diện tích: > 730.000 ha.
Đặc điểm: - Nồng độ Cl thấp.
- Đất có phản ứng trung tính, ít chua, lượng mùn đạm, lân trung bình.
Phân bố: tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long: 80% diện tích.
Hướng sử dụng và cải tạo: sử dụng nước thủy triều vào nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Hiện tại vẫn trồng hai vụ lúa.
Một số hình ảnh liên quan:
II. Kết luận chung:
Thuận lợi:
Có tiềm năng phát triển du lịch và nuôi trồng thủy hải sản.
Góp phần làm đa dạng hệ sinh thái.
2. Khó khăn:
Trước khi sử dụng cần phải cải tạo đất để phù hợp với mục đích sử dụng.
Tỉ lệ đất nhiễm mặn nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Tài liệu tham khảo
Địa lý tự nhiên Việt Nam 1 - Đặng Duy Lợi (Chủ biên)
Địa lý tự nhiên Việt Nam – Vũ Tự Lập
Internet
Át lát Việt Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Phương Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)