Địa lí Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Hiệp | Ngày 03/05/2019 | 330

Chia sẻ tài liệu: Địa lí Việt Nam thuộc Địa lý

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM (các nguồn lực)
MỞ ĐẦU
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC
1. Công cuộc đổi mới - cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội
- Bối cảnh. 30/04/1975: đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Bối cảnh trong nước và quốc tế vào cuối những năm 70 đầu 80 của thế kỉ XX diễn biến phức tạp... Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, lạm phát luôn ở mức 3 con số
- Diễn biến. Công cuộc đổi mới được manh nha từ 1979, những đổi mới đầu tiên từ lĩnh vực nông nghiệp với “khoán 100” và “khoán 10”, sau đó lan sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI (1986), đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo 3 xu thế: Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội; Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới
- Những thành tựu của công cuộc Đổi mới. Tính đến năm 2006, công cuộc đổi mới đã qua chặng đường 20 năm. Thành tựu đã đạt được:
+ Đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi chỉ còn ở mức 2 con số
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Cụ thể, vào thời kì từ 1975 – 1980 tốc độ tăng GDP chỉ đạt (0,2%), năm 1988 (0,6%), năm 1995 (9,5%); Vào cuối 1997, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực, nhưng năm 1999 tốc độ tăng GDP vẫn đạt 4,8%, năm 2005 tăng lên 8,4%. Nếu tính trong 10 nước ASEAN, giai đoạn 1987 – 2004 thì GDP của Việt Nam là 6,9%, chỉ sau Xingapo (7,0%)
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa: Cho tới đầu thập kỉ 90 (TK 20), trong cơ cấu GDP thì nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ; Đến 2005 tỉ trọng trong nông – lâm - ngư chỉ còn 21,0%, công nghiệp – xây dựng tăng lên 41,0% và dịch vụ 38,0%
+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có chuyển biến rõ nét: Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm; phát triển các vùng chuyên canh qui mô lớn; các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển
+ Về xã hội: Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét
Bảng 1.1. Tỉ lệ nghèo của cả nước qua các cuộc điều tra mức sống dân cư từ 1993 - 2004 (%)

1993
1998
2002
2004

Tỉ lệ nghèo chung
58,1
37,4
28,9
19,5

Tỉ lệ nghèo lương thực
24,9
15,0
9,9
6,9

2. Nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực
- Bối cảnh. Toàn cầu hoá là một xu thế lớn, cho phép Việt Nam tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài (đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ, thị trường); Mặt khác, cũng đưa nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và thế giới
+ Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ (1995)
+ 07-1995 là thành viên thứ 7 của khối Asean. Đây là một khối liên kết khu vực gồm 10 nước, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hợp tác ngày càng toàn diện giữa các nước trong khối và với ngoài khu vực. Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào sự củng cố khối Asean.
+ Việt Nam trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do Asean)
+ Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (AFEC), đẩy mạnh quan hệ song và đa phương
+ Sau 11 năm đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
- Những thành tựu trong công cuộc hội nhập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)