ĐỊA LÍ Ô-X TRÂT-LI-A

Chia sẻ bởi Tuyết Nga Vđ | Ngày 26/04/2019 | 159

Chia sẻ tài liệu: ĐỊA LÍ Ô-X TRÂT-LI-A thuộc Địa lý 11

Nội dung tài liệu:

Địa lý


Nước Úc nhìn từ không gian, ảnh chụp bằng vệ tinh của NASA.
Tổng diện tích tự nhiên của Úc là 7.617.930 km2 (2.941.300 dặm vuông)[18]. Tọa lạc trên mảng kiến tạo Ấn-Úc và bao quanh bởi Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Úc nằm cô lập với châu Á bởi biển Arafura và biển Timor. Úc có 34.218 km đường bờ biển (21.262 dặm) bao gồm cả các đảo ngoài khơi[19] và diện tích vùng đặc quyền kinh tế của Úc là 8.148.250 km2 (3.146.060 dặm vuông). Vùng đặc quyền kinh tế này không bao gồm lãnh thổ của nước này tại Nam Cực.
Great Barrier, rặng san hô lớn nhất thế giới[20], cách không xa bờ biển phía Tây Bắc và dài trên 2000 km (1.240 dặm). Núi Augustus ở bang Tây Úc được coi là núi đá nguyên khối lớn nhất trên thế giới[21]. Với chiều cao 2.228 m (7.313 ft), núi Kosciuszlo ở Rặng núi lớn là đỉnh núi cao nhất trên lục địa Úc, mặc dù đỉnh Mawson ở đảo Herald còn cao hơn khi chiều cao đo được là 2.745 m (9.006 ft).
Phần lớn diện tích là hoang mạc hoặc bán hoang mạc thường được biết đến với cái tên vùng hẻo lánh (outback). Úc là lục địa bằng phẳng với đất đai già cỗi và kém màu mỡ nhất và cũng là lục địa có người ở khô cằn nhất. Chỉ có vùng Đông Nam và Tây Nam là có khí hậu ôn hòa. Phần đông dân cư của Úc sống tập trung ở bờ biển Đông Nam. Cảnh quan ở vùng Bắc đất nước, với khí hậu nhiệt đới, bao gồm rừng mưa, miền rừng, đồng cỏ, rừng đước và hoang mạc. Khí hậu nhìn chung bị các dòng biển trong đó có El Nino chi phối đáng kể, gây ra những trận hạn hán theo chu kỳ và cả xoáy thuận nhiệt đới tạo bão ở miền Bắc nước Úc[22].
Biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn tại Úc trong những năm gần đây[23] trong đó nhiều người dân coi đây là vấn đề nghiêm trọng nhất mà quốc gia của họ đang phải đối mặt[24]. Tháng 6 năm 2008, một chuyên gia đã cảnh báo về một thời hạn dài, có thể là tổn thương sinh thái vô cùng nghiêm trọng cho toàn vùng vịnh Murray-Basin nếu nó không có đủ nước cho đến tháng 10[25]. Tình hình thiếu nước hiện cũng đang diễn ra ở nhiều vùng miền và thành phố của Úc do hậu quả của hạn hán[26]. Người Úc của năm 2007, nhà môi trường học Tim Flannery, đã dự đoán rằng trừ phi có một sự thay đổi mạnh mẽ nào đó, Perth của Tây Úc sẽ trở thành thành phố ma đầu tiên trên thế giới, một thành phố bị bỏ hoang do không có nước để duy trì dân cư[27]. Chính phủ đương nhiệm của Thủ tướng Rudd đã thi hành nhiều chính sách nhằm hạn chế mức độ nghiêm trọng của tình hình biến đổi khí hậu, trong đó có việc cố gắng cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính[28]. Trong ngày làm việc đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Úc, Rudd đã ký vào bản văn kiện phê chuẩn nghị định thư Kyoto. Tuy vậy mức độ khí thải cacbon điôxit tính theo đầu người của Úc thuộc hàng cao nhất trên thế giới, chỉ thấp hơn một số quốc gia công nghiệp hóa như Mỹ, Canada hay Na Uy. Nhìn chung mưa ở Úc có tăng lên trong vòng thập kỷ trước cả về diện và lượng[29]. Tuy đây là một tác động có lợi từ hiện tượng biến đổi khí hậu song lệnh tiết kiệm nước vẫn được áp dụng tại nhiều vùng miền và thành phố của Úc như một phản ứng trước việc thiếu nước thường xuyên do dân số đô thị tăng nhanh cũng như các trận hạn hán xảy ra tại địa phương[30].

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tuyết Nga Vđ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)