Dia li 9

Chia sẻ bởi Phan Minh Minh | Ngày 09/05/2019 | 377

Chia sẻ tài liệu: dia li 9 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TỔ BỘ MÔN ĐỊA LÝ
CHUYÊN ĐỀ BiỂU ĐỒ, NHẬN XÉT,
PHÂN TÍCH SỐ LiỆU
Th.S LÊ VĂN THÀNH
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. BIỂU ĐỒ LÀ GÌ ?
2. CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ CHÍNH.
3. CÁCH CHỌN VÀ RA ĐỀ VỀ BIỂU ĐỒ
4. TRÌNH BÀY VÀ VẼ BIỂU ĐỒ.
5. PHÂN TÍCH VÀ NHẬN XÉT SỐ LIỆU.
6. KHAI THÁC NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TỪ ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM
1. BIỂU ĐỒ LÀ GÌ ?
Biểu đồ là hình vẽ, nhằm thể hiện:
Tương quan độ lớn giữa các đại lượng.
Động thái phát triển của các đại lượng.
Cơ cấu các thành phần của tổng thể.
2. CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ CHÍNH:
Biểu đồ cột.
Biểu đồ đồ thị (đường).
Biểu đồ kết hợp (cột và đường).
Biểu đồ tròn.
Biểu đồ miền.
2.a.Biểu đồ cột thể hiện:
So sánh tương quan độ lớn của các đại lượng.
Động thái phát triển của đại lượng.
Cơ cấu thành phần của tổng thể.
Tuy nhiên ưu điểm lớn nhất của biểu đồ cột là so sánh tương quan độ lớn của các đại lượng.
Các dạng biểu đồ cột:
Cột đơn.
Cột ghép.
Cột nhóm
Cột chồng
Thanh ngang.
2.b. Biểu đồ đồ thị (đường) thể hiện:
Động thái phát triển của các đại lượng qua nhiều năm.
2.c. Biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện:
So sánh tương quan độ lớn của các đại lượng.
Động thái phát triển của các đại lượng.
2.d. Biểu đồ tròn và miền thể hiện:
Cơ cấu thành phần của tổng thể.
Biểu đồ tròn dùng thể hiện quy mô và cơ cấu không quá 3 năm (3 vòng tròn).
Biểu đồ miền chỉ dùng thể hiện cơ cấu và trên 3 năm (động thái phát triển).
3. CÁCH CHỌN VÀ RA ĐỀ VỀ BIỂU ĐỒ:
Chọn và ra đề về biểu đồ cần dựa trên 3 căn cứ:
Ưu điểm của biểu đồ cần thể hiện.
Bảng số liệu cho đề ra (đơn vị số liệu, thành phần, các năm).
Cách đặt câu hỏi muốn biểu đồ thể hiện gì ?
3. Cách chọn và ra đề biểu đồ:
Chọn và ra đề về biểu đồ tròn:
Câu hỏi có chữ “thể hiện quy mô và cơ cấu”.
Bảng số liệu không được quá 3 năm.
Chọn và ra đề về biểu đồ miền:
Câu hỏi có chữ “thể hiện cơ cấu”….
Bảng số liệu phải trên 3 năm.
3. Cách chọn và ra đề biểu đồ:
Chọn và ra đề về biểu đồ đường (đồ thị):
Câu hỏi có chữ “thể hiện tốc độ tăng trường” hoặc “gia tăng, thay đổi, biến động”…
Bảng số liệu phải trên 3 năm.
Lưu ý:
Câu hỏi có chữ “tốc độ tăng trưởng” phải xử lý số liệu trước khi vẽ.
Câu hỏi có chữ “gia tăng, thay đổi, biến động” thì chỉ có 1 đơn vị, có thể có nhiều thành phần, khi vẽ không xử lý số liệu.
3. Cách chọn và ra đề biểu đồ:
Chọn và ra đề về biểu đồ kết hợp:
Câu hỏi có chữ “thể hiện tình hình”.
Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau và trên 3 năm.
Lưu ý:
Có 1 đơn vị nhưng có 2 thành phần thì:
Vẽ thành cột ghép khi 2 thành phần không chung gốc và cột chồng khi chung gốc.
3. Cách chọn và ra đề biểu đồ:
Chọn và ra đề về biểu đồ cột:
Câu hỏi thể hiện ý muốn thể hiện so sánh các đại lượng.
Thường sử dụng cho các số liệu tuyệt đối.
3. Cách chọn và ra đề biểu đồ:
Chọn biểu đồ tròn: “quy mô và cơ cấu” , “≤ 3 năm”.
Chọn biểu đồ miền: “cơ cấu”, “ > 3 năm”.
Chọn biểu đồ đồ thị: : “tốc độ tăng trưởng”, “gia tăng, thay đổi, biến động”, “ > 3 năm”.
Chọn biểu đồ kết hợp: “tình hình”, 2 đơn vị khác nhau”, “ > 3 năm”.
Chọn biểu đồ cột khi câu hỏi và bảng số liệu thể hiện ý muốn so sánh các đại lượng. Thường sử dụng cho các số liệu tuyệt đối.
THỰC HÀNH CHỌN BIỂU ĐỒ
Khi chọn biểu đồ thích hợp phải dựa vào các căn cứ sau:
Đọc kỹ câu hỏi xem yêu cầu câu hỏi biểu đồ thể hiện gì ?
Quan sát bảng số liệu (loại số liệu, số năm, các đơn vị, thành phần).
Dựa vào kiến thức đã học.
Cho bảng số liệu :

Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta
giai đoạn 1990 - 2005
Đơn vị: tỉ USD
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ 1990 – 2000.
Cho bảng số liệu :
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta thời kỳ 1990 - 2000
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm trong thời kỳ 1990 – 2000.
Cho bảng số liệu :
Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long năm 2002
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long năm 2002.
Đơn vị tính: nghìn ha
Cho bảng số liệu :
Tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2003
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số từ bảng số liệu đã cho
Một số ví dụ thực hành ra câu hỏi để chọn và vẽ biểu đồ:

Từ bảng số liệu cho sau đây, quý thầy cô hãy ra các câu hỏi để chọn và vẽ biểu đồ.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005
Đơn vị: nghìn ha
Các cách đặt câu hỏi:
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự gia tăng diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005.

Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh năm 1994) giai đoạn 1990 - 2005
Đơn vị: tỉ đồng
Các cách đặt câu hỏi
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1990 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự gia tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1990 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1990 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1990 - 2005
Cho bảng số liệu :
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế) năm 1996 và 2005
Đơn vị: tỉ đồng
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 1996 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 1996 – 2005.
Các cách đặt câu hỏi
Cho bảng số liệu :
Số lượt khách và doanh thu du lịch của nước ta giai đoạn 1991 - 2005
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình số lượt khách và doanh thu du lịch của nước ta giai đoạn 1991 - 2005
Các cách đặt câu hỏi
Cho bảng số liệu :
Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta
giai đoạn 1990 - 2005
Đơn vị: tỉ USD
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự gia tăng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
Các cách đặt câu hỏi
4.TRÌNH BÀY VÀ VẼ BIỂU ĐỒ
4.a. Trình bày biểu đồ
Biểu đồ gồm có 3 thành phần chính:
Tên biểu đồ.
Biểu đồ
Chú thích
Ba thành phần của biểu đồ phải trình bày trên cùng trang giấy (như sau)
1990
1992
1994
1998
2005
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Tỉ USD
1996
2000
2,8
2,4
2,5
2,6
4,1
5,8
7,3
11,1
11,5
9,4
14,5
15,6
36,8
32,4
Nhập kh�u
Xuất kh�u
Năm
Biểu đồ thể hiện sự gia tăng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
4.b. Lưu ý và cách vẽ các loại biểu đồ chính:
Vẽ biểu đồ tròn:
Tâm các vòng tròn cùng nằm trên đường thẳng.
Vạch xuất phát đầu tiên của vòng tròn như kim đồng hồ chỉ 12 giờ.
Lần lượt vẽ các thành phần theo thứ tự.
Ghi số các thành phần vào bên trong từng thành phần.
Ký hiệu phân biệt từng thành phần.
Lập bảng chú thích các ký hiệu trên biểu đồ.
%
Dựa vào biểu đồ hãy nhận xét về quy mô, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch của ngành này ?
Nhận xét cơ cấu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta ?
4. b. Lưu ý và cách vẽ các loại biểu đồ chính:
Vẽ biểu đồ miền:
Trục dọc thực hiện chia các đơn vị (0, 20, 40, 60, 80, 100 ) và đơn vị = %.
Trục ngang chia khoảng cách các năm tương ứng (năm đầu tiên nằm ngay trục dọc) cuối trục ghi năm.
Đóng khung hình chữ nhật (không cần mũi tên chỉ trục dọc, ngang).
Thực hiện vẽ các miền theo thứ tự và theo số liệu.
Ghi số liệu từng năm của từng miền theo đường thẳng và đóng khung chữ nhật.
Ký hiệu cho từng miền.
Lập bảng chú thích từng miền.
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta
giai đoạn 1990 - 2005
Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn thời kỳ 1990 - 2005
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ CÁC KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1986 - 2005
Năm
53,4
49,6
50,4
59,9
40,1
50,4
49,6
53,1
46,9
Nhập khẩu
Xuất khẩu
0
20
40
60
80
46,6
1990
1992
1995
1999
2005
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005(%)
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 1950 - 2005
%
4. b. Lưu ý và cách vẽ các loại biểu đồ chính:
Vẽ biểu đồ cột:
Vẽ trục dọc thể hiện đơn vị, chọn khoảng cách đơn vị hợp lý.
Vẽ trục ngang thể hiện năm, dãn khoảng cách các năm tương ứng.
Vẽ biểu đồ theo số liệu từng năm, ghi số liệu đầu cột.
Lập bảng chú thích nếu có nhiều thành phần cột.
Dân s? Vi?t Nam qua các th?i k?
Triệu người
Năm
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
%
Năm
4.b. Lưu ý và cách vẽ các loại biểu đồ chính:
Vẽ biểu đồ đường (đồ thị):
Vẽ trục dọc thể hiện đơn vị, chia đều khoảng cách các đơn vị.
Vẽ trục ngang thể hiện khoảng cách các năm tương ứng (năm đầu nằm ngay trục dọc).
Lần lượt vẽ các đường, ghi số liệu của đường theo từng năm.
Lập bảng chú thích giải thích các đường trên biểu đồ.
1990
1992
1994
1998
2005
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Tỉ USD
1996
2000
2,8
2,4
2,5
2,6
4,1
5,8
7,3
11,1
11,5
9,4
14,5
15,6
36,8
32,4
Nhập kh�u
Xuất kh�u
Năm
Biểu đồ thể hiện sự gia tăng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
1990
1992
1994
1998
2005
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Tỉ USD
1996
2000
2,8
2,4
2,5
2,6
4,1
5,8
7,3
11,1
11,5
9,4
14,5
15,6
36,8
32,4
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Năm
Biểu đồ thể hiện sự gia tăng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
4.b. Lưu ý và cách vẽ các loại biểu đồ chính:
Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường):
Vẽ hai trục dọc thể hiện hai đơn vị, chiều cao hai trục dọc bằng nhau.
Trục ngang thể hiện năm, dãn khoảng cách các năm tương ứng. Năm đầu và năm cuối cách trục dọc một ít.
Dựa vào số liệu vẽ biểu đồ cột và đường, ghi số liệu.
Lập bảng chú thích giải thích kỳ hiệu cột và đường.
Khách nội địa
Khách quốc tế
Doanh thu từ du lịch
Nghìn tỉ đồng
Triệu lượt người
Hình 36.1 Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta
1,5
0,3
0,8
5,5
1,4
8.0
10
14
30,3
17
8,5
9,6
11,2
16
3,5
2,1
1,5
1,7
Năm
BI?U D? tổng số hộ và tỉ lệ hộ nghèo toàn quốc thời kì 1992 - 2004
5. NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:
5.a. Xử lý số liệu:
Xử lý số liệu:
Chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu “tốc độ tăng trưởng”.
Chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu “tương đối”.
Tính quy mô bán kính vòng tròn.
Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh năm 1994) giai đoạn 1990 - 2005
Đơn vị: tỉ đồng
Tính tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1990 - 2005
Lấy năm 1990 = 100% Đơn vị: %
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005
Đơn vị: nghìn ha
Tính cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005
Đơn vị: %
Cho bảng số liệu :
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế) năm 1996 và 2005.
Đơn vị: tỉ đồng
Tính quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 1996 và 2005
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 1996 và 2005.
Đơn vị: %
Tính quy mô
5.b. Căn cứ để nhận xét:
Dựa vào bảng số liệu đã cho -> nhận xét.
Dựa vào biểu đồ đã vẽ -> nhận xét.
Nhận xét về….
Nhận xét về tương quan giữa cơ cấu và tốc độ tăng trưởng.
Đọc bảng số liệu về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và hàng dọc, rút ra các nhận xét cần thiết.
Khi phân tích bảng số liệu cần lưu ý:
Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu, đó chính là yêu cầu của bài tập, câu hỏi.
Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, hiểu rõ các tiêu chí cần nhận xét.
5.b. Căn cứ để nhận xét:
So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lý. Chú ý so sánh mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc có tính đột biến.
Đối với lãnh thổ cần lưu ý so sánh các lãnh thổ lớn với nhau, nhỏ với nhau và ngược lại.
Trong một số trường hợp cần thiết, cần phải tính toán bảng số liệu trước khi nhận xét. Chẳng hạn, với bảng số liệu tuyệt đối nhưng yêu cầu câu hỏi lại là yêu cầu nhận xét về cơ cấu hay tốc độ tăng trưởng thì phải xử lý số liệu trước khi nhận xét. (mặc dù yêu cầu của đề bài có thể không yêu cầu tính toán).
5.b. Căn cứ để nhận xét:
Phân biệt có 3 loại số liệu khác nhau khi nhận xét:
Số liệu tuyệt đối.
Số liệu tốc độ tăng trưởng.
Số liệu tương đối.
5.b. Căn cứ để nhận xét:
5.c. Các bước nhận xét số liệu:
Nhận xét chung (khái quát).
Nhận xét từng thành phần.
Nhận xét thời kỳ đặc biệt (nếu có).
So sánh giữa các thành phần (nếu có).
Bước 1. Nhận xét chung:
Đối với số liệu tuyệt đối và số liệu tốc độ tăng trưởng:
Tên bảng số liệu + có sự gia tăng nhưng không đều (biến động).
Đối với số liệu tương đối:
Tên bảng số liệu + có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng… và giảm tỷ trọng...
Bước 2. Nhận xét từng thành phần:
Đối với số liệu tuyệt đối: lấy số năm cuối trừ số năm đầu để thấy tăng hoặc giảm bao nhiêu đơn vị, sau đó chia ra để thấy tăng hoặc giảm bao nhiêu lần.
Đối với số tốc độ tăng trưởng: như trên.
Đối với số liệu tương đối: số năm cuối trừ năm đầu để thấy tăng, giảm tỷ trọng bao nhiêu %.
Bước 3. Nhận xét thời kỳ đặc biệt:
Nêu thời kỳ tăng nhanh nhất, chậm nhất.
Nêu thời kỳ có sự sụt giảm.
Bước 4. So sánh giữa các thành phần:
So sánh các thành phần năm đầu.
So sánh các thành phần năm cuối.
Lưu ý:
Các thành phần có tương quan mới so sánh.
Đặc biệt số liệu tương đối % (cơ cấu) thì cần phải so sánh để thấy sự thay đổi trong quy mô, cơ cấu, vị trí, vai trò.
THỰC HÀNH NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
TỪ CÁC BẢNG SỐ LIỆU ĐÃ CHO SAU ĐÂY, CÁC THẦY CÔ NHẬN XÉT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975-2005
Đơn vị: nghìn ha
Từ bảng số liệu đã cho, hãy nhận xét về tình hình diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005
Cho bảng số liệu :

Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta
giai đoạn 1990 - 2005
Đơn vị: tỉ USD
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ 1994 – 2005.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy rút ra các nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kỳ này.
Cho bảng số liệu :
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)
Đơn vị: tỉ đồng
Nhận xét về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 1996 và 2005
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 1996 và 2005.
Đơn vị: %
Tính quy mô
6. KHAI THÁC PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT SỐ LIỆU TỪ ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Atlat Địa lý Việt Nam có nhiều biểu đồ.
Các biểu đồ đều cung cấp cho chúng ta các số liệu về khí hậu, dân số, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.
GV có thể sử dụng các số liệu này để yêu cầu học sinh phân tích, nhận xét,
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (trang dân số) hãy nhận xét về tình hình dân số Việt Nam qua các năm.
Qua biểu đồ Dân số Việt Nam qua các năm.
Nhận xét về tổng dân số nước ta qua các năm.
Nhận xét về dân số nông thôn qua các năm.
Nhận xét về dân số thành thị qua các năm.
Nhận xét về tốc độ tăng trưởng dân số qua các năm.
Nhận xét về cơ cấu dân số nông thôn và thành thị qua các năm.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (trang cây công nghiệp) trình bày về tình hình sản xuất cây công nghiệp của nước ta.
Nhận xét về giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Nhận xét về diện tích gieo trồng cây công nghiệp qua các năm (tổng diện tích, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm).
Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp.
Nhận xét về cơ cấu diện tích cây công nghiệp.
Nhận xét về diện tích thu hoạch và sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (trang thủy sản) hãy trình bày tình hình sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm.
Lập bảng số liệu.
Nhận xét về tổng sản lượng thủy sản qua các năm.
Nhận xét về sản lượng thủy sản nuôi trồng qua các năm.
Nhận xét về sản lượng khai thác qua các năm.
Nhận xét về tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản qua các năm.
Nhận xét về cơ cấu sản lượng thủy sản qua các năm.
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
NHỮNG KINH NGHIỆM LƯU Ý CHO CÁC THẦY CÔ.
XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC TÍCH CỰC CỦA CÁC THẦY CÔ.
TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI TRONG CHUYÊN ĐỀ TỚI.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Minh Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)