Dia li 9

Chia sẻ bởi Phan Minh Minh | Ngày 09/05/2019 | 267

Chia sẻ tài liệu: dia li 9 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
HỘI NGHỊ CHUYÊN MÔN
HỘI NGHỊ CHUYÊN MÔN
Đà Lạt, ngày 02 tháng 11 năm 2012
I. Quy trình khai thác Atlat
II. Một số kỹ năng khai thác Atlat
III. Thực hành khai thác Atlat
CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG ATLAT TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ THCS
I. Quy trình khai thác Atlat
Bước 1: Nắm vững nội dung toàn Atlat
Bước 2: Nắm vững nội dung từng trang
Bước 3: Căn cứ vào yêu cầu của từng câu hỏi:
Các chủ đề chính Atlat Địa lí Việt Nam
1. Vị trí địa lí
2. Địa lí tự nhiên
3. Địa lí kinh tế - xã hội
Bước 1: Nắm vững nội dung toàn Atlat
1. Vị trí địa lí
+ Hành chính: (vị trí địa lí và sự phân chia hành chính: giới thiệu các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố của nước ta tính đến thời điểm năm 2008).
Trước 30/4/1975: miền Bắc có 26 tỉnh; miền Nam có 44 tỉnh.
27/12/1975 – 1/1/1976: QH khóa V kì họp thứ II: miền Bắc có 8 tỉnh, miền Nam có 30 tỉnh.
1978: 39
1979: 39 + 1 đặc khu kinh tế Vũng Tàu - Côn Đảo
1989: 44
1992: 53
1996: 61
2001: 64 (Lai châu – Điện Biên; Đắc Lắc – Đắc Nông; Cần Thơ – Hậu Giang)
2008: 63 (Hà Nội + Hà Tây, Mê Linh (Vĩnh Phúc), 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình)
Theo Atlas trang 4+5 (số liệu năm 2008)
Tỉnh có diện tích lớn nhất: Nghệ An: 16499,0 km2
Tỉnh có diện tích nhỏ nhất: Bắc Ninh: 822,7 km2
Tỉnh có dân số đông nhất: TP. HCM: 6611,6 nghìn người.
Tỉnh có dân số ít nhất: Bắc Kạn: 308,9 nghìn người
2. Địa lí tự nhiên
Địa lí tự nhiên: (bao gồm các thành phần tự nhiên)
+ Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, thực vật – động vật, khoáng sản
+ Bản đồ 3 miền địa lí tự nhiên.
+ Bản đồ tự nhiên các vùng.
+ Riêng nội dung về địa chất ở trang 8 bản đồ địa chất khoáng sản, được đưa vào Atlat là để phục vụ cho các bài về Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ).
3. Địa lí kinh tế - xã hội
● Dân cư, dân tộc
● Các ngành kinh tế (kinh tế chung, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch).
● Các vùng kinh tế (7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm)
Bước 2: Nắm vững nội dung từng trang
- Nội dung chính:
- Nội dung phụ:
VD: trang 15 và trang 30
* Xác định nội dung (Trang 15 bản đồ Dân số)
* Trang 15 (bản đồ Dân số)
- Bản đồ có các nội dung chính là:
+ Mật độ dân số (7 bậc)
+ Quy mô dân số của các đô thị (5 bậc)
+ Phân cấp các đô thị (5 loại).
- Nội dung phụ gồm:
+ Dân số Việt Nam qua các năm
+ Tháp dân số
+ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế.
Bước 3: Căn cứ vào yêu cầu của từng câu hỏi:
Tái hiện kiến thức đã có
Tìm các trang thích hợp: 1 trang, nhiều trang
Trả lời theo yêu cầu câu hỏi
Vùng kinh tế (trang 26 – 29)
1.Nội dung:
- Quy mô: GDP
- Vị trí
- Vai trò
- Điều kiện, nguồn lực
- Hướng chuyên môn hóa
- Tình hình, phân bố các ngành kinh tế
2. Dạng câu hỏi:
Vùng kinh tế (trang 26 – 29)
2. Dạng câu hỏi:
- VD: Căn cứ vào Atlas địa lí VN chứng minh rằng Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất trong cả nước.
Vùng núi Tây Bắc:
1. Nội dung:
- Vị trí, giới hạn
Đặc điểm địa hình:
+ Độ cao
+ Hướng nghiêng: địa hình, núi
+ Hình thái: chia cắt, thung lũng sông
+ Phân hóa
* Vùng núi Tây Bắc: (trang 26 )
2. Dạng câu hỏi:
- VD: Dựa vào Atlas địa lí nêu đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc, ảnh hưởng của địa hình tới phân hóa tự nhiên.
* Hiểu hệ thống kí hiệu, ước hiệu bản đồ ( trang bìa của Atlat)
II. Một số kỹ năng khai thác Atlat
* Nhận biết, chỉ và đọc được các đối tượng địa lí trên bản đồ.
* Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
* Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
* Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ (chồng ghép bản đồ)
II. Một số kỹ năng khai thác Atlat
* Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ (mối liên hệ nhân quả địa lí).
* Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
III. Thực hành khai thác Atlat
1. Xác định nội dung trang Atlat
2. Sử dụng Atlat trả lời các câu hỏi.
1. Xác định nội dung trang Atlat
- Trang 30 (bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm)
Các nội dung chính là:
+ GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh.
+ Quy mô – cơ cấu – phân bố các trung tâm công nghiệp.
+ Các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện).
+ Các khu kinh tế ven biển và các cửa khẩu quốc tế; mạng lưới đường ô tô, đường sắt.
Các nội dung phụ gồm có:
+ Vị trí các vùng kinh tế trọng điểm (bản đồ phụ);
+ Quy mô GDP của từng vùng phân theo khu vực kinh tế.
+ GDP bình quân đầu người của từng vùng và của cả nước.
+ Diện tích, dân số của 3 vùng so với cả nước và GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước (năm 2005 và 2007).
* Trang 30 (bản đồ Các vùng kinh tế trọng điểm)
2. Sử dụng Atlat trả lời các câu hỏi.
Bài 1: Dựa vào Atlas địa lí VN chứng minh rằng Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất trong cả nước.
Trang 29 Atlas
Quy mô GDP lớn nhất
Cơ cấu KT tiến bộ nhất
Có nhiều tiêu chí thể hiện nền KT phát triển nhất
Có các ngành kinh tế phát triển
Quy mô GDP lớn nhất (trang 29)
- Chiếm 32,3% GDP cả nước.
- So với các vùng KT năng động: (gấp 1,4 lần ĐBSH: 23,6, gấp 1,8 ĐBSCL: 17,6; 8,3 lần so với TN).
Hướng dẫn trả lời
2. Cơ cấu KT tiến bộ nhất trang 29
KVI: 6,2%, KVII: KVIII:
So sánh: KVI: ĐBSH (14,0)%, ĐBSCL(42,8%)
3. Có nhiều tiêu chí thể hiện nền kt phát triển nhất
GDP/ người cao nhất (trang 17, 30)
Có các trung tâm kinh tế lớn nhất nước (trang 17) như TP. HCM, BH, VT…
4. Có các ngành kinh tế phát triển
Công nghiệp:
Giá trị sản xuất CN lớn nhất
TTCN lớn tập trung ở đây
Phân ngành CN phát triển nhất trang 22: có các nhà máy điện khí lớn nhất nước: Phú Mĩ, Bà Rịa; khai thác dầu khí lớn nhất; tập trung các TTCN thực phẩm lớn, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 3/4
b. Nông nghiệp:
Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước,
Diện tích cây CN trên tổng DT đã sử dụng lớn nhất,
DT cây CN lâu năm lớn nhất trang 19,
Mức độ tập trung hóa đất đai dành cho cây CN lâu năm lớn nhất trang 18.
4. Có các ngành kinh tế phát triển
a. Công nghiệp:
c. Giao thông (theo Atlas không có vận tải)
ĐNB có TP. HCM là …
Có tuyến giao thông phát triển nhất; đường biển, đường hàng không
Có cơ sở VC-KT phục vụ phát triển nhất: cảng SG, sân bay TSN trang 23
d. Thương mại:
Có nội thương phát triển nhất: trang 24 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ…lớn nhất nước,
Kim ngạch XNK lớn nhất,
Trang du lịch 25 : có TP. HCM là TT du lịch lớn nhất cả nước.
2. Giải thích vì sao hoạt động khai thác thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ lại phát triển mạnh.
Bài tập 2: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.
Trang 20 Atlas
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.
- Tình hình phát triển:
+ Giá trị
+ Tỉ trọng
+ Tổng sản lượng
+ Tốc độ
+ Cơ cấu sản lượng thủy sản
- Phân bố:
2. Giải thích vì sao:
- Nguyên nhân tự nhiên
- Nguyên nhân KT-XH
Hướng dẫn trả lời
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.
* Tình hình phát triển:
- Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh (dẫn chứng)
- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh (dẫn chứng)
- Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh (dẫn chứng)
- Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản khai thác (dẫn chứng)
- Trong cơ cấu sản lượng thủy sản
+ Thủy sản khai thác có xu hướng giảm nhanh (dẫn chứng)
+ Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh và hiện đã vượt tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác (dẫn chứng)
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.
* Tình hình phát triển:
* Phân bố:
- Thủy sản tập trung ở các tỉnh phía Nam (Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long)
- Thủy sản nuôi trồng tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều có sản lượng nuôi trồng lớn.
- Ngoài Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An cũng có sản lượng nuôi trồng đáng kể.
2. Giải thích vì sao hoạt động khai thác thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ lại phát triển mạnh là vi:
- Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có đường bờ biển dài nhất so với các vùng còn lại ở nước ta, tất cả các tỉnh đều giáp biển.
- Vùng biển rộng có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.
- Tập trung nhiều ngư trường trọng điểm của cả nước như: Ninh Thuận- Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa- Trường Sa.
- Lực lượng lao động ngư nghiệp đông đảo, có truyền thống và kinh nghiệm khai thác.
- Cơ sở vật chất cho ngành khai thác (đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ thủy sản và nhiều cơ sở chế biến thủy sản).
- Các điều kiện khác…
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
HỘI NGHỊ CHUYÊN MÔN
HỘI NGHỊ CHUYÊN MÔN
Đà Lạt, ngày 02 tháng 11 năm 2012
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Minh Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 20
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)