đia li
Chia sẻ bởi Tang Ngoc Thuy |
Ngày 27/04/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: đia li thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tác động của thủy triều đối với đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản ở Biển đông
GVHD: Th.s Lê Thị Thanh Hương
SVTH: Tổ 4
Lớp: 08CDL
I. Một số kiến thức về thủy triều
1. Khái niệm
Thủy triều là hiện tượng sóng của nước biển dưới tác động của các lực gây ra bởi mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác lên các chất điểm nước trên đại dương.
Dưới tác động của các lực, nước trên đại dương dâng lên tạo thành các sóng nước di chuyển trên đại dương, tạo thành sự chuyển động tương đối giữa trái đất, mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác.
Sự chuyển động của mặt trăng xung quanh trái đất và của hệ thống mặt trăng – trái đất xung quanh mặt trời có tính chu kỳ, kéo theo sự xuất hiện có chu kỳ của sóng nước trên đại dương
Các sóng nước tạo ra do hiện tượng trên gọi là sóng triều
Sự di chuyển có chu kỳ của sóng triều gây ra hiện tượng lên xuống có chu kỳ của mực nước biển tại một vị trí quan trắc.
Bởi vậy, có thể coi thủy triều là hiện tượng dao động có chu kỳ của mực nước biển tại vị trí quan trắc
2. Các đặc trưng cơ bản của thủy triều
Mực nước triều: là cao trình mực nước biển hoặc sông có ảnh hưởng thủy triều so với mặt chuẩn tại một vị trí quan trắc nào đó, thường ký hiệu là Z
Quá trình mực nước triều: là đồ thị của quá trình thay đổi mực nước triều theo thời gian t, được ký hiệu là Z(t).
Chu kỳ triều
Đỉnh triều
Chân triều
Pha triều lên
Pha triều xuống
Mực nước Z (cm)
t
Biên độ triều
Thời kỳ liên tục dZ/dt > 0: pha triều lên
Thời kỳ liên tục dZ/dt <0: pha triều xuống
Đỉnh triều là điểm chuyển tiếp giữa pha triều lên và pha triều xuống
Chân triều là điểm chuyển tiếp giữa pha triều xuống và pha triều lên
Tại đỉnh và chân triều dZ/dt=0
Các đặc trưng cơ bản của thủy triều
Mực nước đỉnh triều và chân triều là mực nước tương ứng với đỉnh và chân triều
Biên độ triều là chênh lệch mực nước giữa đỉnh triều so với chân triều kế tiếp
Chu kỳ triều là khoảng thời gian giữa 2 đỉnh triều đặc trưng kế tiếp nhau. K/h: T
3. Phân loại thủy triều theo chu kỳ
Bán nhật triều đều: Trong một ngày mặt trăng (24 giờ 50 phút) có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút.
Nhật triều đều: Trong một ngày mặt trăng có một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút
Bán nhật triều không đều: trong một ngày mặt trăng, có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Song đỉnh và chân triều trong hai lần liên tiếp có sự chênh lệch khá lớn.
Nhật triều không đều: trong chu kỳ nửa tháng, số ngày nhật triều không quá 7 ngày, những ngày còn lại là bán nhật triều.
4. Thủy triều vùng biển Việt Nam
thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. Đặc biệt, nhật triều ở đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn) là điển hình trên thế giới.
1) Vùng bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hoá: nhật triều. Hòn Gai, Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều.
2) Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m.
3) Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m.
4) Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều.
5) Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m.
6) Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m.
7) Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m.
8) Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m.
5. Các lực gây triều
Trong các lực gây triều thì lực hấp dẫn của mặt trăng, mặt trời đến các chất điểm nước trên trái đất là chủ yếu
Lực hấp dẫn của Mặt trời đối với Trái đất gấp 179 lần lực hấp dẫn của Mặt trăng đối với Trái đất. Tuy nhiên khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất xa hơn khoảng 389 lần so với khoảng cách Mặt trăng và Trái đất. Vì vậy, lực gây triều của Mặt trời chỉ xấp xỉ 46% lực gây triều của Mặt trăng.
Lực gây triều của Mặt trăng
(hoặc Mặt trời)
Triều cường
Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày trăng non (ngày sóc) và trăng tròn (ngày vọng), Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm trên một đường thẳng. Khi đó lực gây triều tổng hợp là lớn nhất: biên độ triều lớn nhất, chân triều thấp còn đỉnh triều cao. Đây là thời kỳ triều cường.
Triều kém
Trong những ngày thượng huyền hoặc hạ huyền, vị trí Mặt trăng và Mặt trời vuông góc với nhau qua tâm của Trái đất. Do vậy, tại một điểm quan trắc trên Trái đất, khi Mặt trăng có lực gây triều lớn nhất thì Mặt trời lại có lực gây triều nhỏ nhất và ngược lại. Kết quả, mực nước triều dao động ít, đó là những ngày triều kém trong tháng
Tác động của thủy triều đối với đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
Độ lớn thủy triều, biên độ triều và dòng triều đóng vai trò rất quan trọng về mặt sinh thái ở vùng ven bờ và các cửa sông. Dao động lên xuống của thủy triều ở vùng ven bờ đã tạo ra đới gian triều .
Sự có mặt của vùng triều và đặc trưng động lực của nó quyết định đến đặc tính sinh thái và địa hình vùng bờ.
* Thuận Lợi:
Trong vùng bờ thủy triều, tùy thuộc vào vị trí các mực triều mà hình thành các dạng địa hình vùng triều, các hệ sinh thái và các nơi sinh cư khác nhau. Đó là các bãi triều lầy, các bãi bùn triều, đầm lầy rừng ngập mặn, các lạch triều và rãnh triều,các đồi cát triều, các cồn cát cửa sông, cửa sông hình phễu, đầm phá bãi cát…ở mỗi hệ sinh thái và nơi cư sinh xuất hiện các quần xã sinh vật có tính thích nghi khác nhau
Đời sống sinh vật và cấu trúc quần xã ở vùng triều phải thích nghi với tính chất sinh thái đặc trưng là ngập nước triều định kỳ và luôn chịu sự tương tác của sông - biển. Lợi dụng và nắm bắt được điều trên các cư dân ven biển đã đánh bắt và nuôi trồng hải sản mang lại nguồn lợi kinh tế cao
Hệ sinh thái vùng triều cũng rất khác nhau: độc đáo về mặt quá trình, tính đa dạng sinh học và nguồn lợi. Trong vùng gian triều và dưới triều tìm thấy các sinh vật sống trong môi trường nước biển và nước lợ. Các loài cá nước ngọt xuất hiện ngày càng tăng ở đới triều cao, ở phần trên các vùng cửa sông nơi ảnh hưởng trực tiếp của nước sông
Môi trường vùng triều và dưới triều giàu dinh dưỡng do sông mang ra và từ các vùng nước trồi ven bờ đưa đến. Cho nên, các hệ sinh thái ở đây có năng suất sinh học và đa dạng sinh học cao.
Quá trình chuyển động thẳng đứng của nước trong vùng nước trồi cũng kéo theo các chất dinh dưỡng từ đáy lên bề mặt. Nhiệt độ và độ muối của nước biển trong vùng nước trồi cũng khác hẳng xung quanh.
Tại đây rất giàu sinh vật phù du, đặc biệt là thực vật phù du biển. Vì thế đây đươc coi là nơi tập trung nhiều thức ăn, dinh dưỡng và thực sự là nơi sinh cư thuận lợi cho nhiều loài hải sản, đặc biệt đã hình thành các hệ sinh thái đặc thù đi kèm các bãi các quy mô lớn
Trong vùng biển nước ta hiện diện khoảng 9 tâm nước trồi nhỏ, trong đó mạnh nhất là tam nước trồi ở vùng biển ve bờ Ninh Thuận – bắc Bình Thuận. Theo Võ văn Lành (1996) nước trồi ở Ninh Thuận – Bình Thuận xuất phát từ tầng nước 100 – 125m, tồn tại từ tháng 5 đến tháng 9 và mạnh nhất vào tháng 7- 8. tốc độ trồi 10-1 – 10-2 cm/s và giảm dần từ tầng sâu 100 -125m lên đến bờ mặt biển.
Đây là vùng nước trồi lạnh, nhiệt độ nước bề mặt tháng 7 đạt 210C trong khi nền nhiệt độ chung của bề mặt biển xấp xỉ 290C . Độ muối tháng 7 đạt 35 0/00. vùng nước trồi này có diện tích ước tính 4700km2. đây cũng là vùng tập trung những bãi các lớn ở biển Đông Nam nước ta
Thủy triều ở ven biển nước ta cũng có vai trò rất lớn đối với ngư nghiệp, là nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản, nuôi bắt tôm, cá ở biển. Người dân đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đã có thói quen lợ dụng nước triều lên xuống để thả đáy bắt tôm, cá…
Điển hình là tỉnh bến tre một trong 9 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với đường bờ biển dài. Người dân ở đây đã lợi dụng nước triều lên xuống để thả tới 700 cỗ đáy, cá tôm hàng năm thu được trên dưới 100 tấn. Quy luật nước thủy triều lên xuống còn được nhân dân đồng bằng sông Cửu Long lợi dụng để nuôi trồng thủy sản trong các đầm, vũng, kênh, rạch
Khó khăn
- Hiện tượng thủy triều đỏ: nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Hiện tượng này làm cho cua, cá chết hàng loạt…
Hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra ở Bình Thuận
- Thủy triều ở Biển Đông có chế độ phức tạp, chu kỳ triều lên xuống thất thường, điều này gây ảnh hưởng xấu đến việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
GVHD: Th.s Lê Thị Thanh Hương
SVTH: Tổ 4
Lớp: 08CDL
I. Một số kiến thức về thủy triều
1. Khái niệm
Thủy triều là hiện tượng sóng của nước biển dưới tác động của các lực gây ra bởi mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác lên các chất điểm nước trên đại dương.
Dưới tác động của các lực, nước trên đại dương dâng lên tạo thành các sóng nước di chuyển trên đại dương, tạo thành sự chuyển động tương đối giữa trái đất, mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác.
Sự chuyển động của mặt trăng xung quanh trái đất và của hệ thống mặt trăng – trái đất xung quanh mặt trời có tính chu kỳ, kéo theo sự xuất hiện có chu kỳ của sóng nước trên đại dương
Các sóng nước tạo ra do hiện tượng trên gọi là sóng triều
Sự di chuyển có chu kỳ của sóng triều gây ra hiện tượng lên xuống có chu kỳ của mực nước biển tại một vị trí quan trắc.
Bởi vậy, có thể coi thủy triều là hiện tượng dao động có chu kỳ của mực nước biển tại vị trí quan trắc
2. Các đặc trưng cơ bản của thủy triều
Mực nước triều: là cao trình mực nước biển hoặc sông có ảnh hưởng thủy triều so với mặt chuẩn tại một vị trí quan trắc nào đó, thường ký hiệu là Z
Quá trình mực nước triều: là đồ thị của quá trình thay đổi mực nước triều theo thời gian t, được ký hiệu là Z(t).
Chu kỳ triều
Đỉnh triều
Chân triều
Pha triều lên
Pha triều xuống
Mực nước Z (cm)
t
Biên độ triều
Thời kỳ liên tục dZ/dt > 0: pha triều lên
Thời kỳ liên tục dZ/dt <0: pha triều xuống
Đỉnh triều là điểm chuyển tiếp giữa pha triều lên và pha triều xuống
Chân triều là điểm chuyển tiếp giữa pha triều xuống và pha triều lên
Tại đỉnh và chân triều dZ/dt=0
Các đặc trưng cơ bản của thủy triều
Mực nước đỉnh triều và chân triều là mực nước tương ứng với đỉnh và chân triều
Biên độ triều là chênh lệch mực nước giữa đỉnh triều so với chân triều kế tiếp
Chu kỳ triều là khoảng thời gian giữa 2 đỉnh triều đặc trưng kế tiếp nhau. K/h: T
3. Phân loại thủy triều theo chu kỳ
Bán nhật triều đều: Trong một ngày mặt trăng (24 giờ 50 phút) có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút.
Nhật triều đều: Trong một ngày mặt trăng có một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút
Bán nhật triều không đều: trong một ngày mặt trăng, có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Song đỉnh và chân triều trong hai lần liên tiếp có sự chênh lệch khá lớn.
Nhật triều không đều: trong chu kỳ nửa tháng, số ngày nhật triều không quá 7 ngày, những ngày còn lại là bán nhật triều.
4. Thủy triều vùng biển Việt Nam
thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. Đặc biệt, nhật triều ở đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn) là điển hình trên thế giới.
1) Vùng bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hoá: nhật triều. Hòn Gai, Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều.
2) Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m.
3) Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m.
4) Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều.
5) Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m.
6) Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m.
7) Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m.
8) Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m.
5. Các lực gây triều
Trong các lực gây triều thì lực hấp dẫn của mặt trăng, mặt trời đến các chất điểm nước trên trái đất là chủ yếu
Lực hấp dẫn của Mặt trời đối với Trái đất gấp 179 lần lực hấp dẫn của Mặt trăng đối với Trái đất. Tuy nhiên khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất xa hơn khoảng 389 lần so với khoảng cách Mặt trăng và Trái đất. Vì vậy, lực gây triều của Mặt trời chỉ xấp xỉ 46% lực gây triều của Mặt trăng.
Lực gây triều của Mặt trăng
(hoặc Mặt trời)
Triều cường
Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày trăng non (ngày sóc) và trăng tròn (ngày vọng), Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm trên một đường thẳng. Khi đó lực gây triều tổng hợp là lớn nhất: biên độ triều lớn nhất, chân triều thấp còn đỉnh triều cao. Đây là thời kỳ triều cường.
Triều kém
Trong những ngày thượng huyền hoặc hạ huyền, vị trí Mặt trăng và Mặt trời vuông góc với nhau qua tâm của Trái đất. Do vậy, tại một điểm quan trắc trên Trái đất, khi Mặt trăng có lực gây triều lớn nhất thì Mặt trời lại có lực gây triều nhỏ nhất và ngược lại. Kết quả, mực nước triều dao động ít, đó là những ngày triều kém trong tháng
Tác động của thủy triều đối với đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
Độ lớn thủy triều, biên độ triều và dòng triều đóng vai trò rất quan trọng về mặt sinh thái ở vùng ven bờ và các cửa sông. Dao động lên xuống của thủy triều ở vùng ven bờ đã tạo ra đới gian triều .
Sự có mặt của vùng triều và đặc trưng động lực của nó quyết định đến đặc tính sinh thái và địa hình vùng bờ.
* Thuận Lợi:
Trong vùng bờ thủy triều, tùy thuộc vào vị trí các mực triều mà hình thành các dạng địa hình vùng triều, các hệ sinh thái và các nơi sinh cư khác nhau. Đó là các bãi triều lầy, các bãi bùn triều, đầm lầy rừng ngập mặn, các lạch triều và rãnh triều,các đồi cát triều, các cồn cát cửa sông, cửa sông hình phễu, đầm phá bãi cát…ở mỗi hệ sinh thái và nơi cư sinh xuất hiện các quần xã sinh vật có tính thích nghi khác nhau
Đời sống sinh vật và cấu trúc quần xã ở vùng triều phải thích nghi với tính chất sinh thái đặc trưng là ngập nước triều định kỳ và luôn chịu sự tương tác của sông - biển. Lợi dụng và nắm bắt được điều trên các cư dân ven biển đã đánh bắt và nuôi trồng hải sản mang lại nguồn lợi kinh tế cao
Hệ sinh thái vùng triều cũng rất khác nhau: độc đáo về mặt quá trình, tính đa dạng sinh học và nguồn lợi. Trong vùng gian triều và dưới triều tìm thấy các sinh vật sống trong môi trường nước biển và nước lợ. Các loài cá nước ngọt xuất hiện ngày càng tăng ở đới triều cao, ở phần trên các vùng cửa sông nơi ảnh hưởng trực tiếp của nước sông
Môi trường vùng triều và dưới triều giàu dinh dưỡng do sông mang ra và từ các vùng nước trồi ven bờ đưa đến. Cho nên, các hệ sinh thái ở đây có năng suất sinh học và đa dạng sinh học cao.
Quá trình chuyển động thẳng đứng của nước trong vùng nước trồi cũng kéo theo các chất dinh dưỡng từ đáy lên bề mặt. Nhiệt độ và độ muối của nước biển trong vùng nước trồi cũng khác hẳng xung quanh.
Tại đây rất giàu sinh vật phù du, đặc biệt là thực vật phù du biển. Vì thế đây đươc coi là nơi tập trung nhiều thức ăn, dinh dưỡng và thực sự là nơi sinh cư thuận lợi cho nhiều loài hải sản, đặc biệt đã hình thành các hệ sinh thái đặc thù đi kèm các bãi các quy mô lớn
Trong vùng biển nước ta hiện diện khoảng 9 tâm nước trồi nhỏ, trong đó mạnh nhất là tam nước trồi ở vùng biển ve bờ Ninh Thuận – bắc Bình Thuận. Theo Võ văn Lành (1996) nước trồi ở Ninh Thuận – Bình Thuận xuất phát từ tầng nước 100 – 125m, tồn tại từ tháng 5 đến tháng 9 và mạnh nhất vào tháng 7- 8. tốc độ trồi 10-1 – 10-2 cm/s và giảm dần từ tầng sâu 100 -125m lên đến bờ mặt biển.
Đây là vùng nước trồi lạnh, nhiệt độ nước bề mặt tháng 7 đạt 210C trong khi nền nhiệt độ chung của bề mặt biển xấp xỉ 290C . Độ muối tháng 7 đạt 35 0/00. vùng nước trồi này có diện tích ước tính 4700km2. đây cũng là vùng tập trung những bãi các lớn ở biển Đông Nam nước ta
Thủy triều ở ven biển nước ta cũng có vai trò rất lớn đối với ngư nghiệp, là nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản, nuôi bắt tôm, cá ở biển. Người dân đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đã có thói quen lợ dụng nước triều lên xuống để thả đáy bắt tôm, cá…
Điển hình là tỉnh bến tre một trong 9 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với đường bờ biển dài. Người dân ở đây đã lợi dụng nước triều lên xuống để thả tới 700 cỗ đáy, cá tôm hàng năm thu được trên dưới 100 tấn. Quy luật nước thủy triều lên xuống còn được nhân dân đồng bằng sông Cửu Long lợi dụng để nuôi trồng thủy sản trong các đầm, vũng, kênh, rạch
Khó khăn
- Hiện tượng thủy triều đỏ: nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Hiện tượng này làm cho cua, cá chết hàng loạt…
Hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra ở Bình Thuận
- Thủy triều ở Biển Đông có chế độ phức tạp, chu kỳ triều lên xuống thất thường, điều này gây ảnh hưởng xấu đến việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tang Ngoc Thuy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)