Địa lí 11 bài 1,2,3,5
Chia sẻ bởi Trần Nhật Minh |
Ngày 26/04/2019 |
141
Chia sẻ tài liệu: Địa lí 11 bài 1,2,3,5 thuộc Địa lý 11
Nội dung tài liệu:
B1
1.Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại :
+ Thời gian: cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI
+ Đặc trưng:
- Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
- Dựa vào các thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.
- Tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển KT – XH.
+ 4 công nghệ trụ cột và các thành tựu:
- Công nghệ sinh học: Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh…
- Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn, gốm tổng hợp, sợi thủy tinh…).
- Công nghệ năng lượng: Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới (…).
- Công nghệ thông tin: Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kỹ thuật số hóa, nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu trữ thông tin.
+ Tác động
* Tích cực.
- Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trước đây sức sản xuất của con người chủ yếu là lao động thể lực, ngày nay người máy dần thay thế sức lao động con người.
- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao (…) có tác dụng giảm nguyên liệu, năng lượng, không gian sản xuất, lao động...tạo ra các sản phẩm nhiều hàm lượng KHKT.
- Làm thay đổi cơ cấu lao động, tăng tỉ lệ lao động trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm.
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, gắn bó chặt chẽ với nhau.
* Tiêu cực.
- Ỉ lại vào máy móc.
- Tình trạng mệt nhọc, căng thẳng hoặc phát sinh bệnh nghề nghiệp…
- Sự ra đời của các loại vũ khí nguy hiểm, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông…
- Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo.
B3
2.Một số vấn đề môi trường toàn cầu :
Vấn đề môi trường
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
Biến đổi khí hậu
-Lượng CO2 tăng trong khí quyển
-Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đã đưa vào khí quyển 1 lượng lớn khí thải
-Nhiệt độ TĐ tăng lên
-Mưa axit ở nhiều nơi
-Làm cho tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng ra
-Hạn chế những hoạt động sản xuất có nguy hại đến khí quyển
-Cần phải có những quy ước quốc tế
Ô nhiễm nguồn nước ngọt
-Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa đc xử lí
-Sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu
-1,3 tỉ người trên TG thiếu nước sạch
-Môi trường biển và đại dương chịu nhiều tổn thất
-Hạn chế những hoạt động sản xuất có nguy hại đến ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương
-Cần phải có qui ước quốc tế
Suy giảm đa dạng sinh vật
-Việc khai thác quá mức của con người
-Nhiều loại sinh vật bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng
-Sử dụng phải kết hợp với bảo vệ tái tạo
B2
3. Toàn cầu hóa kinh tế:
+ Biểu hiện
- Thương mại thế giới phát triển mạnh.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
+Tác động
-Tích cực: - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
-Tiêu cực: - Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
4. Khu vực hóa kinh tế
+ Cơ sở hình thành ( nguyên nhân): do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích. - Các tổ chức liên kết khu vực: AFTA, EU, ASEAN, APEC…
+Tác động
Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường tòan cầu hóa kinh tế. - Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.
B5 tiết 3
Tây Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Nhật Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)