ĐIA DANH TIEN GIANG (HOT)
Chia sẻ bởi Cao Van |
Ngày 26/04/2019 |
73
Chia sẻ tài liệu: ĐIA DANH TIEN GIANG (HOT) thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Tìm hiểu một số địa danh tỉnh Tiền Giang
VÕ VĂN SƠN*
Địa danh ở tỉnh Tiền Giang nói riêng và địa danh ở Nam Bộ nói chung khá phong phú và đa dạng về: đối tượng địa danh, đặc điểm cấu tạo, ngôn ngữ cấu tạo. Và nguồn gốc cấu tạo địa danh Tiền Giang cũng khá phức tạp.
Nghiên cứu địa danh có một ý nghĩa to lớn trong khoa học cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Mặt khác, tìm hiểu nguồn gốc địa danh ở Tiền Giang sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về: ngôn ngữ, tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, quá trình hình thành mảnh đất Tiền Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Qua kết quả nghiên cứu nguồn gốc và ý nghĩa 100 địa danh tỉnh Tiền Giang, chúng tôi nhận thấy địa danh tỉnh Tiền Giang có những đặc điểm chính đáng chú ý sau đây:
1. Về đối tượng địa danh Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh của đồng bằng sông Cửa Long, địa hình tương đối bằng phẳng, lại có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên ngoài các địa danh hành chính, số thủy danh chiếm ưu thế rõ rệt.
Cụ thể tên đối tượng chỉ địa danh Tiền Giang bao gồm: địa danh hành chính (thôn, làng, ấp, xã, khóm, ô, phường, thị trấn, thị xã, tổng, quận, huyện, tỉnh, hạt, phủ, dinh, trấn, châu); địa danh chỉ các công trình xây dựng (thành, chợ, cầu, cống, kênh, mương, ao, đập, bến phà, bến đò, công viên, nông trường, vườn); địa danh chỉ vùng (xóm, khu, vùng, xứ, miệt) và địa danh chỉ địa hình (sông, rạch, đầm, hồ, vàm, hóc, khém, khe, tắt, cử, ngọn, bưng, trấp, bãi, lung, láng, giồng, xép, gò, cồn, cù lao).
2. Về đặc điểm cấu tạo địa danh Tiền Giang
2.1 Địa danh có cấu tạo đơn
Các địa danh gồm một từ có nghĩa (đơn đơn tiết hoặc một từ đơn đa tiết) thuộc cấu tạo đơn. Cách cấu tạo này, có trong địa danh thuần Việt (sông Tiền, rạch Rô, cống Bay); lẫn địa danh vay mượn (cửa Soi Rạp, rạch Tha La, đường Yersin).
2.2 Địa danh có cấu tạo phức
Các địa danh này, gồm hai thành tố có nghĩa (từ, ngữ) trở lên, thuộc cấu tạo phức. Loại này, có 3 loại nhỏ hơn: loại gồm các thành tố có quan hệ đẳng lập (Tân Phước, Bình Trưng, Mỹ Phước); loại gồm các thành tố có quan hệ chính phụ (xã Long Định, khu Ngã Sáu, ấp Cầu Xây); loại gồm các thành tố có quan hệ chủ vị (xóm Đình Cháy, khu Cống Bay, khu cầu Sập).
2.3 Phương thức cấu tạo địa danh Tiền Giang
Địa danh Tiền Giang có 3 phương thức cấu tạo cơ bản: phương thức tự tạo; phương thức chuyển hóa và phương thức vay mượn.
a/ Phương thức tự tạo
Phương thức tự tạo là phương thức cơ bản nhất để tạo ra các địa danh. Phương pháp này gồm các cách như (Dựa vào chính bản thân đối tượng để đặt tên: gọi tên theo hình dáng, kích thước, tính chất, màu sắc, vật liệu xây dựng, kiến trúc của đối tượng: cửa Đại, sông Cũ, cầu Đỏ, cầu Dừa, cầu Đôi, v.vv...
Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ với các đối tượng để gọi: gọi theo tên vị trí của đối tượng so với các đối tượng khác, gọi theo tên người nổi tiếng trong vùng, gọi theo tên cây cỏ, cầm thú, gọi theo tên các công trình xây dựng, gọi theo tên theo các biến cố, sự kiện lịch sử hay nhân danh (chợ Giữa Vĩnh Kim, cầu Tham Thu, giồng Nâu, rạch Cá Chốt, bến Chùa, đường Rạch Gầm, v.vv...
Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên, cách thường dùng để đặt tên các đơn vị hành chính. Hàng loạt tên: thôn, làng, ấp, xã đều là từ Hán Việt. Đa số, các yếu tố này đều mang ý nghĩa tốt đẹp như: Tân, An, Hậu, Bình, Long, Phú, Mỹ, Phước, Vĩnh, Thạnh,...Ví dụ: ấp Bình Hòa, xã An Hữu, phường Tân Long, huyện Tân Phú Đông,... Một số yếu tố Hán Việt ở phía cuối địa danh có tác dụng phân biệt: Thượng – Trung - Hạ, Đông - Tây- Nam - Bắc, Nhất- Nhì,...Ví dụ: xã Mỹ Đức Đông, xã Mỹ Đức Tây (Cái Bè), ấp Thành Nhất, ấp Thành Nhì (Gò Công Tây) v.vv...
Dùng số thứ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Van
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)