Đia danh Thang Long-Ha Noi
Chia sẻ bởi Cao Minh Anh |
Ngày 11/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Đia danh Thang Long-Ha Noi thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội qua những cái tên
16/04/2010 14:39
Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Đây là một tên gọi hoàn toàn do người Việt sáng tạo.
Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi. Chúng tôi xin chia các tên gọi ấy thành hai loại: Chính quy và không chính quy, theo thứ tự thời gian như sau:
Rồng đá trên thềm điện Kính Thiên trong Thành cổ Hà Nội.
Tên chính quy Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra: 1. Long Đỗ. - Truyền thuyết kể rằng lúc Cao Biền nhà Đường, vào năm 866 đắp Thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là Thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Thí dụ vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời Kinh đô về đất An Tôn, Phủ Thanh Hóa. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời Kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có Núi Tản Viên, có Sông Lô Nhị (tức Sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi”. Điều đó cho thấy Long Đỗ đã từng là tên gọi đất Hà Nội thời cổ. 2. Tống Bình. - Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tùy chúng mới chuyển đến Tống Bình. 3. Đại La. - Đại La hay Đại La Thành nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh đô. Theo kiến trúc xưa, Kinh đô thường có “Tam trùng thành quách”: Trong cùng là Tử Cấm Thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi Vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La Thành. Năm 866, Cao Biền bồi đắp thêm Đại La Thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là Thành Đại La. Trong Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 có viết: “... Huống chi Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất...” (Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr. 241). 4. Thăng Long. - Về ý nghĩa tên gọi Thăng Long, chúng ta vẫn thường giải thích rằng: Thăng là bay lên, Thăng Long tức là rồng bay. Thực ra, ở trong Hán tự có nhiều cách viết và giải thích chữ “thăng”. Với cách viết thứ nhất, chữ “thăng” có nghĩa là “đi lên cao, tiến lên”, bên cạnh nghĩa đầu tiên của nó là cái thưng, một dụng cụ đo lường dung tích (từ văn học: “đẩu thăng: đấu thưng”). Cách viết thứ hai: có chữ Nhật đặt lên trên chữ Thăng mang ý nghĩa là Mặt trời lên cao và cũng có nghĩa là “đi lên cao”, như chữ “Thăng” ở cách viết thứ nhất. Thăng Long, Kinh đô mới của Lý Công Uẩn được ghi trong Đại Việt sử ký, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, và do đó bao hàm hai nghĩa: “Rồng bay lên”, và “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Đặt tên Thăng Long với cách viết như trên, vừa ghi lại sự kiện Vua Lý Thái Tổ thấy rồng xuất hiện trên đất được chọn làm Kinh đô mới, đồng thời có sức mạnh kỳ diệu và tốt lành của giống Rồng, rất gần gũi với dân Việt, vẫn tự cho mình là “con Rồng cháu Tiên”. Có điều đáng chú ý là các từ điển thông dụng Trung Quốc như Từ nguyên, Từ hải (Từ nguyên xuất bản 1947, Từ hải xuất bản 1967, chưa rõ những kỳ xuất bản sau có khác không), không thấy ghi từ Thăng Long ở cả 2 dạng viết chữ Thăng. Riêng Trung văn đại từ điển (tập 5, Đài Bắc 1967, trang 208), ở chữ “Thăng” là “Thưng” dạng viết thứ nhất nói trên, có từ
16/04/2010 14:39
Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Đây là một tên gọi hoàn toàn do người Việt sáng tạo.
Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi. Chúng tôi xin chia các tên gọi ấy thành hai loại: Chính quy và không chính quy, theo thứ tự thời gian như sau:
Rồng đá trên thềm điện Kính Thiên trong Thành cổ Hà Nội.
Tên chính quy Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra: 1. Long Đỗ. - Truyền thuyết kể rằng lúc Cao Biền nhà Đường, vào năm 866 đắp Thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là Thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Thí dụ vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời Kinh đô về đất An Tôn, Phủ Thanh Hóa. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời Kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có Núi Tản Viên, có Sông Lô Nhị (tức Sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi”. Điều đó cho thấy Long Đỗ đã từng là tên gọi đất Hà Nội thời cổ. 2. Tống Bình. - Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tùy chúng mới chuyển đến Tống Bình. 3. Đại La. - Đại La hay Đại La Thành nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh đô. Theo kiến trúc xưa, Kinh đô thường có “Tam trùng thành quách”: Trong cùng là Tử Cấm Thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi Vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La Thành. Năm 866, Cao Biền bồi đắp thêm Đại La Thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là Thành Đại La. Trong Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 có viết: “... Huống chi Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất...” (Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr. 241). 4. Thăng Long. - Về ý nghĩa tên gọi Thăng Long, chúng ta vẫn thường giải thích rằng: Thăng là bay lên, Thăng Long tức là rồng bay. Thực ra, ở trong Hán tự có nhiều cách viết và giải thích chữ “thăng”. Với cách viết thứ nhất, chữ “thăng” có nghĩa là “đi lên cao, tiến lên”, bên cạnh nghĩa đầu tiên của nó là cái thưng, một dụng cụ đo lường dung tích (từ văn học: “đẩu thăng: đấu thưng”). Cách viết thứ hai: có chữ Nhật đặt lên trên chữ Thăng mang ý nghĩa là Mặt trời lên cao và cũng có nghĩa là “đi lên cao”, như chữ “Thăng” ở cách viết thứ nhất. Thăng Long, Kinh đô mới của Lý Công Uẩn được ghi trong Đại Việt sử ký, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, và do đó bao hàm hai nghĩa: “Rồng bay lên”, và “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Đặt tên Thăng Long với cách viết như trên, vừa ghi lại sự kiện Vua Lý Thái Tổ thấy rồng xuất hiện trên đất được chọn làm Kinh đô mới, đồng thời có sức mạnh kỳ diệu và tốt lành của giống Rồng, rất gần gũi với dân Việt, vẫn tự cho mình là “con Rồng cháu Tiên”. Có điều đáng chú ý là các từ điển thông dụng Trung Quốc như Từ nguyên, Từ hải (Từ nguyên xuất bản 1947, Từ hải xuất bản 1967, chưa rõ những kỳ xuất bản sau có khác không), không thấy ghi từ Thăng Long ở cả 2 dạng viết chữ Thăng. Riêng Trung văn đại từ điển (tập 5, Đài Bắc 1967, trang 208), ở chữ “Thăng” là “Thưng” dạng viết thứ nhất nói trên, có từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Minh Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)