Địa danh_Gia Lai

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Thúy | Ngày 11/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Địa danh_Gia Lai thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU VỀ ĐỊA DANH TỰ NHIÊN
CỦA TỈNH GIA LAI
GVDD:Th.s Hoàng Thị Diệu Huyền
SVTH: Ninh Thị Hường
Nguyễn Thị Thúy
Địa danh học có 1 ý nghĩa to lớn trong khoa học cũng như trong thực tế của cuộc sống. Vì vậy, địa danh là một trong những đề tài lý thú đối với bất cứ địa phương nào. Việc khảo cứu các địa danh tự nhiên, địa danh hành chính, địa danh công trình công cộng hay địa danh văn hóa đối với một vùng đất luôn đem lại nhiều thông tin bổ ích và thú vị.
Đối với Gia Lai, địa danh tự nhiên đã đi vào lòng người và tạo nên một nét riêng biệt với những cảnh đẹp hùng vĩ mà lại đầy hoang sơ mang đậm đặc trưng của Tây Nguyên.
Để hiểu rõ hơn về địa danh tự nhiên Gia Lai sau đây Chúng Tôi xin đi vào tìm hiểu một vài địa danh nổi tiếng của tỉnh.
​ Là một tỉnh Bắc Tây Nguyên phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và phía Tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới Gia Lai là đầu mối giao thông quan trọng nối Tây nguyên với các tỉnh khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ .
​Diện tích tự nhiên 15.536,92 km2; dân số gần 1,3 triệu người trong đó 48% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là Bahnar và Jrai), khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) đã tạo nên một vùng đất ôn hòa, mến khách.
ĐÔI NÉT VỀ GIA LAI
ĐỊA DANH TỰ NHIÊN GIA LAI
1.1. Địa danh sông Ba
Cư dân khu vực Nam Á xa xưa thường dùng một số từ đồng nghĩa để chỉ sông/nước, phổ biến nhất là Đa và Krông. Từ "Đa" hiện vẫn còn được bảo lưu trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta với những biến âm nhất định: Tiếng Mạ và Lạch là đa, tiếng Mnông là đạ, tiếng Ba Na là đắk, tiếng Ê Đê và Gia Rai là Ja/ya, tiếng Chăm là êa... Từ Đa cũng còn được đọc là Đà, tên dòng sông đang xét, theo một trong những quy luật hình thành địa danh: Biến tên gọi chung làm tên gọi riêng.




1. THỦY DANH
Sông Ba còn gọi là sông Đà Rằng (theo tiếng Chăm cổ tức là con sông lau sậy) được bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh, phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 2.000m chảy qua 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên. Đây là một trong hai con sông lớn nhất Tây Nguyên có lưu vực rộng tới 13.000km2.
Đây cũng là con sông duy nhất chảy cắt ngang dãy trường sơn chia cao nguyên miền Nam thành 2 cao nguyên: Pleiku và Đắk Lắk. Từ thượng nguồn sông Ba chảy theo hướng Bắc Nam dài 300km đổ ra biển Đông tại cửa biển Đà Diễn thuộc Tuy Hòa, Phú Yên, tạo ra một vùng châu thổ rộng lớn.
Sông Ba không chỉ gắn liền với văn hóa bao đời của người dân bản địa mà còn là nguồn sống của hàng triệu người dân xung quanh, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước phục vụ sản xuất cho nhiều địa phương ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai.

Sông Ba dài khoảng 300 km, bắt nguồn ở miệt giáp giới hai huyện Kon Plông (Kon Tum) và K``Bang (Gia Lai), chảy qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên rồi đổ ra biển Đông ở thị xã Tuy Hòa.


Cái tên sông Ba hoặc sông Pha, nguyên là cách bà con người Kinh "phiên" từ tên gọi Krông pha xuất hiện trớc đó của đồng bào dân tộc thiểu số vốn cư trú ở Tây Nguyên.
Đoạn hạ lưu của dòng sông này, tính từ chỗ nhận thêm nước sông Hinh ở Củng Sơn (huyện Sơn Hòa), còn có tên khác là sông Đà Rằng. Sông Đà Rằng với nghĩa Đà Rằng (vốn từ Đăkrông) cũng có nghĩa là "nước/sông"... đều là những địa danh hình thành từ con đường riêng hóa/địa danh hóa tên gọi chung ấy".
Chùm hình ảnh
Sông Ba
1.2. Hồ Tơ Nueng (Biển Hồ- Pleiku)
Những du khách đến Gia Lai và ghé thăm Biển Hồ Pleiku bên phố núi thơ mộng, ai cũng đều khen ngợi thắng cảnh có một không hai trên cao nguyên Gia Lai. Cảnh đẹp của Biển Hồ mà thiên nhiên ban tặng ở đây có lẽ ai cũng dễ dàng nhận thấy, nhưng xung quanh thắng cảnh hữu tình ấy còn có nhiều câu chuyện khá thú vị mà không phải ai cũng biết đến.
Biển Hồ còn gọi là Hồ Tơ Nueng- tên một làng cổ trong huyền thoại, là một thắng cảnh thiên nhiên đã được Bộ Văn hóa- Thông tin ( nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Di tích thắng cảnh vào ngày 16/11/1988.
Theo truyện cổ dân gian của dân tộc Jơ Rai kể về sự tích Ia Nueng (Biển Hồ) khi xưa là bến nước uống chung của làng người Jơ Rai. Nước ở bến Ia Nueng rất xanh trong, soi rõ mặt người. Một hôm, trên đường đi đến bến Ia Nueng để lấy nước, có hai người dân trong làng là Yă Pôm và Yă Chao phát hiện một con heo trắng rất đẹp. Yă Chao đã bắt con lợn trắng xinh đẹp kia về nuôi ở nhà mình.
Hằng ngày, Yă Chao chăm sóc cho lợn trắng đủ thức ăn ngon nhưng chú lợn con không ăn gì cả. Một lần Yă Chao mang những chiếc bầu đi lấy nước ở Ia Nueng về dính những hạt cát trắng thì bỗng nhiên chú lợn con đã liếm hết những hạt cát một cách ngon lành. Sửng sốt trước hiện tượng lạ, sau này Yă Chao cứ đi lấy cát trắng về cho chú lợn ăn và lớn nhanh như thổi. Sau 3 lần trăng tròn, chú lợn trắng lớn bằng con trâu to và khiến cả dân làng ngạc nhiên.
Khi ấy dân làng làm nhà rông mới và sai người trong làng đi tìm một con lợn thật to để cúng Yàng và làm lễ ăn mừng. Sau khi sai người đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không lấy đâu ra con lợn to như già làng mong muốn nên trở về nhà Yă Chao xin bắt con lợn trắng này để làm thịt. Yă Chao kiên quyết từ chối, dù có đổi bao nhiêu tài sản của dân làng cũng không chịu. Nhưng cuối cùng dân làng đã quyết cử 2 người to khỏe đến bắt cho bằng được con lợn trắng về làm thịt cúng Yàng và chia đều thịt cho các gia đình trong làng để ăn mừng. Riêng Yă Chao không nhận thịt và thề rằng: "Nếu tôi ăn thịt này thì đất sẽ động, Ia Nueng sẽ sụp lở". Nhưng đứa cháu của Yă Chao thấy thịt ngon đòi ăn và khóc cả ngày đêm nên bà không cầm được lòng mà phải cho đứa cháu ăn thịt lợn trắng. Bỗng chốc, trời đất, núi rừng rung chuyển, nhà cửa ngả nghiêng, vùi lấp cả dân làng. Hai bà cháu Yă Chao chạy nhưng không kịp nên bị nước nhấn chìm biến thành tượng đá dưới đáy hồ...
Ngoài ra, còn có chuyện kể rằng, hồ mang tên Tơ Nưng là tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyện kể về ngôi làng xưa to và đẹp lắm. Dân làng sống yên vui, hòa thuận lâu đời thì bỗng một hôm, ngọn núi lửa ập tới vùi lấp làng. Những người may mắn còn sống sót đã khóc thương cho làng mình, khóc cho người thân không ngớt, khiến nước mắt chảy thành suối, các suối đổ về thành hồ. Hồ mang tên Tơ Nưng là một kỷ niệm chung của làng cổ đó...
Về Biển Hồ ở Pleiku còn có nhiều huyền thoại khác như chuyện kể rằng hồ sâu không đáy và thông ra tận biển Đông. Từ đó có câu chuyện ví von về những người làm gỗ ở Gia Lai, họ chỉ cần thả những lóng gỗ xuống Biển Hồ, một đêm xuống cảng biển Quy Nhơn, Bình Định là có thể lấy gỗ đem bán...
Thực tế, Biển Hồ (hồ Tơ Nưng; IaNueng) nguyên là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Sự rộng lớn mênh mông của hồ nước này tựa như biển khơi nên người dân địa phương đặt tên là Biển Hồ. Dẫu thiên nhiên khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu nhưng từ trước đến giờ nước Biển Hồ này vẫn chưa bao giờ cạn. Biển Hồ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân TP. Pleiku. Đây còn là nơi có nhiều tôm cá, phong cảnh xung quanh hồ rất xinh đẹp, mát mẻ quanh năm và là nơi hẹn hò thú vị của nhiều đôi nam nữ yêu đương.
Vừa qua đã được cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam và bạn đọc Trang tin điện tử www.kyluc.vn đề cử là một trong 100 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam (lần1, 2009) trong Hành trình S 100.
Thác Chín Tầng tại xã Ia Sao cách trung tâm huyện Ia Grai khoảng 16 km, cách TP. Pleiku khoảng 20 km, đường đi cơ bản đã được trải nhựa nên việc đi lại rất thuận lợi, dọc theo hai bên đường là những rẫy cà phê xanh ngút ngàn nằm thoai thoải bên các sườn đồi tạo nên một phong cảnh rất thơ mộng và hữu tình, không khí nơi đây thật dễ chịu và trong lành làm cho  quãng đường đi dường như ngắn lại..
1.3. Thác Chín Tầng
Thác Chín Tầng là dòng thác lớn bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống với dòng chảy mạnh quyện vào vách đá tạo nên một âm thanh vang vọng giữa núi rừng trùng điệp
Không biết tự bao giờ, thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp hiếm có này. Dọc theo dòng thác là những vách đá gồ ghề, phân cấp chín tầng cao thấp khác nhau (đây chính là xuất xứ tên gọi “Thác Chín Tầng”), riêng 2 tầng cuối cùng độ cao khoảng 10-15m dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh, nước cuộn xoáy. Xung quanh thác là hệ sinh thái rừng còn khá nguyên sơ, góp phần tạo nên vẻ đẹp hoang dã và hùng vĩ của thác. Đây là một điểm dã ngoại cuối tuần lý tưởng và thú vị cho những đôi nam nữ, học sinh – sinh viên, khách du lịch trong và ngoài tỉnh muốn khám phá và tìm hiểu vẻ đẹp hoang sơ ,kì vĩ của thác cũng như của núi rừng Tây Nguyên.
2.1. ĐÈO MANGYANG

Không chỉ có thác nước đẹp, Gia Lai còn có nhiều đoạn đường đèo đẹp hùng vĩ. Người dân Gia Lai vẫn quen với tên gọi khá huyền thoại đèo Mang Yang là Cổng Trời (Mang tiếng Jrai có nghĩa là cổng-cửa, Yang tức là trời).

2. SƠN DANH
Quãng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cảm giác như lên tới trời xanh. Có lẽ vì đặc điểm này mà đèo này rất thích hợp với tên gọi đó.
Nếu ai từng lên phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và vào hai mùa mưa nắng đặc trưng của cao nguyên này, chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước hai vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây. Nếu đến vào mùa nắng, bạn sẽ như lạc vào rừng cúc quì vàng rực rỡ dọc đoạn đường lên đến đỉnh trời. Và nếu là mùa mưa, bạn càng không khỏi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi. Cảnh quan của Đèo Cổng Trời vừa hùng vĩ vừa nên thơ đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách
Địa danh Hàm Rồng cách trung tâm thành phố Pleiku hiện nay 11km về phía Nam có thể được ghi là Hdrung, Hgrông hoặc Hdrông. Ngọn núi cao 1.028m nói trên “có dạng hình nón cụt, khá cân đối nhưng nhìn từ phía hướng Thanh An (phía Tây Nam) ra, ta lại thấy ngọn núi này gần giống một con rồng, đầu hướng về phía Đông, thân trải dài trên cao nguyên phía Tây.
Hàm Rồng là biến âm từ cách gọi núi của người Jrai, Bahnar. Núi có hình dạng của một con rồng trải dài trên cao nguyên (nhìn từ phía Tây Nam lên).
trong văn hóa truyền thống Tây Nguyên, rồng không phải là một biểu tượng của quyền lực hay liên quan đến vẻ đẹp, sự trường cửu.

2.2. NÚI HÀM RỒNG
Theo những nguồn tư liệu của người Bahnar Hơdrông là từ đồng nghĩa với Jrai – tức người Jrai, đất Jrai. Hơdrông xưa được ước đoán là trung tâm của khu vực Pleiku và vùng phụ cận hiện nay – một vùng đất của người Jrai. Núi Hàm Rồng hiện nay từ trước vẫn được gọi là Chư (núi) Hdrung (với người Jrai) và Kông (núi) Hơdrông (với người Bahnar). Rất có thể, người xưa đã chọn ngọn núi vốn được tạo bởi núi lửa này để đặt, gọi tên cho nơi cư trú của cộng đồng Jrai.
Truyện cổ của người Bahnar kể rằng:
Ngày xưa, khi mưa xuống cũng là lúc bỗng nhiên xuất hiện một loại sâu lạ trên mặt đất. Cả người Jrai và Bahnar ở vùng này đều lo sợ bởi loài vật ấy rất hung hãn trong việc phá hoại hoa màu. Họ đã cúng xin thần linh giúp đỡ nhưng sự việc chẳng những không như ý mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Năm này qua năm khác, lúa bắp bị sâu phá không thương tiếc. Để chống lại cái đói, người Jrai và Bahnar quyết định hợp quần lại với nhau để đánh sâu cứu lấy lúa bắp của mình… Trải bao khó khăn, vất vả và cả những mất mát hi sinh, con người đã đẩy lùi được sâu bọ. Người ta kể rằng vùng đất là núi Hàm Rồng ngày nay chính là nơi sâu bị tiêu diệt nhiều nhất. Xác chúng chất thành gò, thành đồi, thành núi như bây giờ ta hằng thấy. Cũng có người lại kể rằng, bao nhiêu sâu bị thua trận đã tháo chạy tan tác đi khắp nơi. Duy nhất một con đầu đàn là không kịp thoát thân, đành nằm chết ở chỗ ấy, rồi lâu ngày, lâu tháng, lâu năm, xác nó biến thành núi đồi như ngày nay. Lại cũng có người nói, ngày đó, chỉ có một con sâu lạ khổng lồ đến quấy phá rồi bị giết chết, xác nó bị hóa thành dốc núi như bây giờ…
NÚI HÀM RỒNG
2.3. NÚI KON CHIÊNG (GIA LAI)
Mỗi năm một lần, trên đỉnh núi Kon Chiêng lại phát ra một vầng hào quang sáng rực. Dân làng bảo đó là lúc chiêng thần ra phơi...

Núi Kon Chiêng (thuộc xã Kon Chiêng) cách thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang hơn 70 km về phía Nam. Và từ lâu, câu chuyện về chiêng thần trên ngọn núi này đã gây biết bao tò mò cho khách thập phương. Trong đời sống tâm linh của đồng bào Bahnar, Kon Chiêng là nơi linh thiêng, bởi đó là nơi trú ngụ của các vị thần linh và bộ chiêng thần.



Trong tiếng Bahnar, “Kon” có nghĩa là núi, “Chiêng” nghĩa là chiêng. Vì thế, núi Kon Chiêng là tên gọi gắn liền với bộ chiêng thần và tên xã cũng bắt nguồn từ đó.
Truyền thuyết núi Kon Chiêng là câu chuyện tình rất cảm động của chàng Prây Tăm- con thần núi và nàng Nưỡyh xinh đẹp- con của vị thần núi Kon Chrã. Prây Tăm có một bộ chiêng thần mà không ai có được. Mỗi khi Prây Tăm đánh chiêng, âm thanh bay xa vang động cả núi rừng, khiến cả dân trong vùng và các thần linh đều say mê. Tuy nhiên, chuyện tình của họ kết thúc bởi lý do không đâu.
Trong một lần đùa giỡn, Nưỡyh hướng cây cung mà Prây Tăm đang cầm trên tay đưa vào ngực mình rồi bảo: “Anh giỏi săn bắn thú rừng, không có con vật nào có thể thoát khỏi mũi tên anh. Vậy, anh hãy thử bắn em có chết không?”. Ngay tức khắc, mũi tên “định mệnh” cắm phập vào tim nàng Nưỡyh. Prây Tăm đưa xác nàng về núi Kon Chrã còn mình trở về núi Kon Chiêng rồi bay lên trời. Nhưng bộ chiêng thần của chàng vẫn còn nằm trên hang núi.
Mỗi năm một lần, bộ chiêng thần tự bay ra khỏi miệng hang núi để phơi, khi đó khắp cả vùng An Khê, Kông Chro và Quy Nhơn đều thấy ánh hào quang tỏa sáng cả vùng trời.
Bây giờ miệng hang đã bị sập, truyền thuyết về chiêng thần ra phơi hay khối đá quý phát sáng vẫn chưa ai rõ (?). Đặc biệt, việc người lạ lên núi Kon Chiêng đối với người dân làng như một điều cấm, họ sợ người ngoài lấy mất chiêng thần.
Địa danh học là môn học rất thú vị, nó giúp cho người ta trả lời những câu hỏi về nguồn gốc, lý do của những tên gọi khác nhau của địa danh.
Địa danh Gia Lai thường mang đặc trưng và có nguồn gốc từ tiếng nói, quan niệm của dân tộc Gia Rai. Địa danh trong quá trình lịch sử vẫn thường được rút gọn cho dễ đọc, dễ nhớ. Tuy nhiên, lâu nay trên một số phương tiện thông tin đại chúng việc dùng sai tên địa danh, tên người ở Tây Nguyên là rất phổ biến. Điều đó không những gây sự phản cảm đối với những người đang sống ở đây, mà những từ ngữ ấy chẳng có nghĩa lý gì, thậm trí địa danh ở ngay sát mình mà không biết nó ở đâu... làm cho những người đang sống trên dải đất này rất khó chịu, với đồng bào dân tộc thiểu số thì cho rằng không coi trọng mà còn coi thường họ, có không ít người đã tự ái .

KẾT LUẬN
Thông qua bài tìm hiểu về địa danh tự nhiên của tỉnh Gia Lai Chúng Tôi mong muốn mọi người dân Việt Nam cần có sự hiểu biết hơn nữa về địa danh Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Vì vậy khi nhắc đến địa danh chúng ta cần chú ý, phải viết nguyên văn chứ không nên viết theo lối phiên âm hoặc theo cách nói. Tâm lý ai cũng vậy thôi, nếu ai đó nói, gọi đúng tên mình thì rất vui, ngược lại là rất buồn, có khi vô cảm, lại không được việc khi tiếp xúc, điều đó coi như không hiểu về đồng bào. Nếu làm tốt được vấn đề này, chúng tôi tin là đã góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc, hơn nữa là giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.
CẢM ƠN CÔ ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)