Dia 9
Chia sẻ bởi Trần Nhật Tân |
Ngày 01/05/2019 |
100
Chia sẻ tài liệu: dia 9 thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
Bài soạn mẫu
ĐỊA LÍ 9
Theo chương trình cải cách
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Nước ta có lực lượng lao động đông đảo. Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cuả người dân.
Bài 4
I.> Nguồn lao động và sử dụng lao động
1. Nguồn lao động
- Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động.
- Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%)
Dựa vào hình 4.1, hãy:
Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.
Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì?
Tuy nhiên, người lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, điều đó gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.
2. Sử dụng lao động
Cùng với qúa trình đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, số lao động có việc làm ngày càng tăng.
Trong giai đoạn 1991-2003, số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người.
Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%)
Năm 1989
Năm 2003
Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
II. Vấn đề việc làm
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay
- Do đặc điểm mùa vụ sản xuất nông nghiệp và sư phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. Năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn nước ta là 77,7%.
Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước tương đối cao, khoảng 6%.
Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?
III. Chất lượng cuộc sống
Trong thời gian qua, đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện ( về thu nhập, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội,…). Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là:
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% ( năm 1999).
+ Mức thu nhập bình quân trên đầu người tăng.
+ Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
+ Năm 1999, tuổi thọ bình quân của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74.
+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều sịch bệnh đã bị đẩy lùi.
Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của dân cư còn chệnh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đền vấn đề giảI quyết việc làm.
Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang được thay đổi.
Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiên.
Bài tập về nhà
BT 3 (17)
Xin chân thành cám ơn
ĐỊA LÍ 9
Theo chương trình cải cách
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Nước ta có lực lượng lao động đông đảo. Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cuả người dân.
Bài 4
I.> Nguồn lao động và sử dụng lao động
1. Nguồn lao động
- Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động.
- Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%)
Dựa vào hình 4.1, hãy:
Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.
Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì?
Tuy nhiên, người lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, điều đó gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.
2. Sử dụng lao động
Cùng với qúa trình đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, số lao động có việc làm ngày càng tăng.
Trong giai đoạn 1991-2003, số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người.
Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%)
Năm 1989
Năm 2003
Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
II. Vấn đề việc làm
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay
- Do đặc điểm mùa vụ sản xuất nông nghiệp và sư phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. Năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn nước ta là 77,7%.
Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước tương đối cao, khoảng 6%.
Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?
III. Chất lượng cuộc sống
Trong thời gian qua, đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện ( về thu nhập, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội,…). Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là:
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% ( năm 1999).
+ Mức thu nhập bình quân trên đầu người tăng.
+ Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
+ Năm 1999, tuổi thọ bình quân của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74.
+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều sịch bệnh đã bị đẩy lùi.
Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của dân cư còn chệnh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đền vấn đề giảI quyết việc làm.
Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang được thay đổi.
Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiên.
Bài tập về nhà
BT 3 (17)
Xin chân thành cám ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Nhật Tân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)