DI TRUYỀN HỌC
Chia sẻ bởi Hoàng Minh Công |
Ngày 18/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: DI TRUYỀN HỌC thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
Chương 1
Cơ sở của Di truyền học Mendel
Cho đến đầu thế kỷ XX, mọi người còn chưa hiểu được cơ chế của sự di truyền, mặc dù vẫn biết rằng con cái sinh ra thường giống bố mẹ. Quan niệm phổ biến cho đến giữa thế kỷ XIX được gói gọn trong cái gọi là thuyết di truyền hòa hợp (theory of blending inheritance) nhằm giải thích sự kiện con cái mang các đặc điểm của cả hai bố mẹ. Tuy nhiên, đến năm 1866 Gregor Mendel đã đưa ra thuyết di truyền gián đoạn (theory of particulate inheritance), với gợi ý rằng: Đơn vị di truyền đặc thù kiểm soát một tính trạng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tồn tại dưới dạng hạt, ngày nay ta gọi là gene.
Các khám phá quan trọng của Mendel đặt nền móng cho sự ra đời của di truyền học sau này. Như Thomas Hunt Morgan đã nhận định: "Trong mười năm nghiên cứu ở cây đậu Hà Lan trong ngôi vườn của tu viện, G. Mendel đã làm nên sự khám phá vĩ đại nhất trong sinh học đã đạt được trong năm trăm năm qua".
I. Tiểu sử Mendel - Cha đẻ của Di truyền học
Gregor Mendel sinh năm 1822, lớn lên ở trang trại của cha mình tại một tỉnh của Austria (Áo). Vì gia đình nghèo nên ông phải vào tu viện để tiếp tục việc học của mình. Trong khoảng thời gian này, Mendel nghiên cứu vật lý và toán là những môn học giúp ông nhiều trong các thí nghiệm di truyền sau này. Ông đã được gởi tới Đại học Vienna để thi lấy bằng giáo viên chính thức, nhưng không đỗ và quay về tu viện "dạy học" trong nhiều năm.
Hình 1.1 Gregor Mendel trong ngôi vườn của tu viện Brno.
Khi còn ở trang trại của cha mình, Mendel đã quan tâm tới các cây cối và con vật, và thường giữ lại những cái hoa, con ong và chuột. Sau này ở tu viện Brno ông tập trung vào các cây đậu Hà Lan (Pisum sativum).
Mendel đã xác định được các nguyên lý di truyền cơ sở từ các thí nghiệm chọn giống thực vật. Các kết quả nghiên cứu này đã được Mendel trình bày năm 1865 trước Hội Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên Brno và công bố năm 1866 ở Germany trong một bài báo nhan đề là Các thí nghiệm lai ở thực vật (Experiments on Plant Hybrids). Bài báo này nhanh chóng có mặt ở nhiều thư viện, nhưng những người cùng thời ông không hiểu được các phát hiện của ông, có lẽ một phần là do ông sử dụng toán học để lý giải các kết quả của mình. Ngoài ra, hầu hết các nhà nghiên cứu đương thời do tiến hành nhiều tính trạng đồng thời dẫn tới các kết quả rối bời nên không thể nhận ra được các nguyên lý di truyền cơ sở.
Mendel trở thành tu viện trưởng từ năm 1868 và không công bố thêm một kết quả nào về di truyền nữa kể từ sau kiệt tác năm 1866.
Mendel qua đời năm 1884 trước khi công trình của ông được giới khoa học thấu hiểu. Mãi đến năm 1900, công trình của ông mới được ba nhà thực vật học độc lập nhau khám phá lại, đó là Carl Correns của Germany, Hugo de Vries của Netherlands và Erich von Tschermak của Austria. Đây là mốc khởi đầu cho các nghiên cứu di truyền học hiện đại. Ngày nay, phương pháp thí nghiệm của Mendel được xem là thí dụ kinh điển về sự nghiên cứu khoa học được lập kế hoạch cẩn thận và bài báo của ông là sự minh họa tuyệt vời của một thiên tài khoa học.
II. Đối tượng và phương pháp thí nghiệm của Mendel
1. Đối tượng
Hình 1.2 (a) Bảy tính trạng tương phản ở đậu Hà Lan được Mendel nghiên cứu; dạng trội nằm bên trái của mỗi trường hợp. (b) Cấu tạo hoa đậu, phương pháp thụ phấn chéo và cây đậu Hà Lan.
Mendel chọn đậu Hà Lan (Pisum sativum) làm đối tượng nghiên cứu vì chúng có hai đặc điểm cơ bản là sai khác nhau về nhiều tính trạng tương phản dễ quan sát (hình 1.2a) và sinh sản bằng lối tự thụ phấn. Ngoài ra, đậu có hoa khá lớn nên thao tác dễ dàng (hình 1.2b); có khả năng cho số lượng đời con nhiều; và nhiều giống đậu lúc bấy giờ có giá trị kinh tế cao.
2. Phương pháp
Tính chất độc đáo của phương pháp nghiên cứu Mendel thể hiện ở chỗ: (1) Chọn các dòng thuần (pure lines) khác nhau bằng cách cho tự thụ phấn liên tiếp nhiều thế hệ dùng làm dạng bố mẹ trong các phép lai; (2) Theo dõi trước tiên kết quả di truyền riêng biệt của từng tính trạng qua vài thế hệ, trong đó thế hệ cây lai thứ nhất hay F1 sinh ra do giao phấn giữa hai
Cơ sở của Di truyền học Mendel
Cho đến đầu thế kỷ XX, mọi người còn chưa hiểu được cơ chế của sự di truyền, mặc dù vẫn biết rằng con cái sinh ra thường giống bố mẹ. Quan niệm phổ biến cho đến giữa thế kỷ XIX được gói gọn trong cái gọi là thuyết di truyền hòa hợp (theory of blending inheritance) nhằm giải thích sự kiện con cái mang các đặc điểm của cả hai bố mẹ. Tuy nhiên, đến năm 1866 Gregor Mendel đã đưa ra thuyết di truyền gián đoạn (theory of particulate inheritance), với gợi ý rằng: Đơn vị di truyền đặc thù kiểm soát một tính trạng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tồn tại dưới dạng hạt, ngày nay ta gọi là gene.
Các khám phá quan trọng của Mendel đặt nền móng cho sự ra đời của di truyền học sau này. Như Thomas Hunt Morgan đã nhận định: "Trong mười năm nghiên cứu ở cây đậu Hà Lan trong ngôi vườn của tu viện, G. Mendel đã làm nên sự khám phá vĩ đại nhất trong sinh học đã đạt được trong năm trăm năm qua".
I. Tiểu sử Mendel - Cha đẻ của Di truyền học
Gregor Mendel sinh năm 1822, lớn lên ở trang trại của cha mình tại một tỉnh của Austria (Áo). Vì gia đình nghèo nên ông phải vào tu viện để tiếp tục việc học của mình. Trong khoảng thời gian này, Mendel nghiên cứu vật lý và toán là những môn học giúp ông nhiều trong các thí nghiệm di truyền sau này. Ông đã được gởi tới Đại học Vienna để thi lấy bằng giáo viên chính thức, nhưng không đỗ và quay về tu viện "dạy học" trong nhiều năm.
Hình 1.1 Gregor Mendel trong ngôi vườn của tu viện Brno.
Khi còn ở trang trại của cha mình, Mendel đã quan tâm tới các cây cối và con vật, và thường giữ lại những cái hoa, con ong và chuột. Sau này ở tu viện Brno ông tập trung vào các cây đậu Hà Lan (Pisum sativum).
Mendel đã xác định được các nguyên lý di truyền cơ sở từ các thí nghiệm chọn giống thực vật. Các kết quả nghiên cứu này đã được Mendel trình bày năm 1865 trước Hội Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên Brno và công bố năm 1866 ở Germany trong một bài báo nhan đề là Các thí nghiệm lai ở thực vật (Experiments on Plant Hybrids). Bài báo này nhanh chóng có mặt ở nhiều thư viện, nhưng những người cùng thời ông không hiểu được các phát hiện của ông, có lẽ một phần là do ông sử dụng toán học để lý giải các kết quả của mình. Ngoài ra, hầu hết các nhà nghiên cứu đương thời do tiến hành nhiều tính trạng đồng thời dẫn tới các kết quả rối bời nên không thể nhận ra được các nguyên lý di truyền cơ sở.
Mendel trở thành tu viện trưởng từ năm 1868 và không công bố thêm một kết quả nào về di truyền nữa kể từ sau kiệt tác năm 1866.
Mendel qua đời năm 1884 trước khi công trình của ông được giới khoa học thấu hiểu. Mãi đến năm 1900, công trình của ông mới được ba nhà thực vật học độc lập nhau khám phá lại, đó là Carl Correns của Germany, Hugo de Vries của Netherlands và Erich von Tschermak của Austria. Đây là mốc khởi đầu cho các nghiên cứu di truyền học hiện đại. Ngày nay, phương pháp thí nghiệm của Mendel được xem là thí dụ kinh điển về sự nghiên cứu khoa học được lập kế hoạch cẩn thận và bài báo của ông là sự minh họa tuyệt vời của một thiên tài khoa học.
II. Đối tượng và phương pháp thí nghiệm của Mendel
1. Đối tượng
Hình 1.2 (a) Bảy tính trạng tương phản ở đậu Hà Lan được Mendel nghiên cứu; dạng trội nằm bên trái của mỗi trường hợp. (b) Cấu tạo hoa đậu, phương pháp thụ phấn chéo và cây đậu Hà Lan.
Mendel chọn đậu Hà Lan (Pisum sativum) làm đối tượng nghiên cứu vì chúng có hai đặc điểm cơ bản là sai khác nhau về nhiều tính trạng tương phản dễ quan sát (hình 1.2a) và sinh sản bằng lối tự thụ phấn. Ngoài ra, đậu có hoa khá lớn nên thao tác dễ dàng (hình 1.2b); có khả năng cho số lượng đời con nhiều; và nhiều giống đậu lúc bấy giờ có giá trị kinh tế cao.
2. Phương pháp
Tính chất độc đáo của phương pháp nghiên cứu Mendel thể hiện ở chỗ: (1) Chọn các dòng thuần (pure lines) khác nhau bằng cách cho tự thụ phấn liên tiếp nhiều thế hệ dùng làm dạng bố mẹ trong các phép lai; (2) Theo dõi trước tiên kết quả di truyền riêng biệt của từng tính trạng qua vài thế hệ, trong đó thế hệ cây lai thứ nhất hay F1 sinh ra do giao phấn giữa hai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Minh Công
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)