Đi tìm dấu tích sự sống trên sao hỏa
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 23/10/2018 |
71
Chia sẻ tài liệu: Đi tìm dấu tích sự sống trên sao hỏa thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐI TÌM DẤU TÍCH
Sự sống trên sao Hỏa
Dấu tích hé mở
Tờ DailyMail gần đây cho hay một nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Oregon đã thu thập một số loài vi sinh vật trong một hố dung nham gần miệng núi lửa Newberry trong dãy núi Cascades ở bang Oregon của Mỹ, ở độ cao khoảng 1500m, nơi có môi trường khắc nghiệt tương đương bề mặt Sao Hoả và họ phát hiện thấy các vi sinh vật này vẫn phát triển trong điều kiện thiếu ôxy và không có chất hữu cơ để ăn.
Olympus Mons, núi lửa lớn nhất trên sao Hoả cũng chứa khoáng olivin.
Đi tìm dấu vết sự sống
Các vi sinh vật này sống nhờ vào chất sắt có trong một mẩu khoáng vật được tìm thấy tại đây. Đó là khoáng vật olivin, loại khoáng này cũng được tìm thấy trong các mẩu đá của núi lửa trên sao Hoả.
Từ mảnh thiên thạch
Giáo sư Fish đã nghiên cứu một thiên thạch có nguồn gốc từ Sao Hoả, chứa các dấu hiệu cho thấy các vi sinh vật này đã từng có mặt trên đó. Và dấu hiệu tương tự cũng được tìm thấy trên các lớp đất đá của hố dung nham trong miệng núi lửa Newberry.
Mặc dù nghiên cứu này không mô phỏng chính xác những gì có thể tìm thấy trên Sao Hoả nhưng nó cho ta thấy được rằng vi sinh vật có thể sống trong những điều kiện tương tự nhau.
Những dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa
Hàng chục tàu vũ trụ, máy móc, vệ tinh, kính thiên văn được gửi tới sao Hỏa để tìm kiếm sự sống ở hành tinh này. Một số nghiên cứu mang lại những kết quả bất ngờ, nhưng cũng có những điều đến nay vẫn còn là ẩn số.
Năm 2003, robot tự hành "Mars Express" của Cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu đã phát hiện trên sao Hỏa có khí metan. Các nhà khoa học đánh giá, khí metan đã tồn tại trên sao Hỏa chừng 300 năm nay, tuy nhiên không ai lý giải được bằng cách nào và sinh vật nào đã tạo ra khí metan ở đây (thông thường, khí metan chủ yếu do động vật sản sinh ra). Ảnh: athena.cornell.edu.
Hai nửa sao Hỏa hoàn toàn khác nhau. Điều này làm đau đầu các nhà khoa học nhiều năm nay. Bắc bán cầu của hành tinh đỏ là bình nguyên thấp và phẳng, là một trong những bề mặt phẳng phiu nhất trong tất cả các hành tinh thuộc Thái Dương Hệ. Một số giả thuyết cho rằng nước từng tồn tại ở bán cầu Bắc, do đó bề mặt nơi này nhẵn và phẳng. Trong khi đó, bề mặt nam bán cầu lồi lõm, gãy khúc, có độ cao trung bình từ 4-8 km so với bắc bán cầu. Các nhà khoa học cho rằng, có thể nam bán cầu từng chịu một trận thiên thạch tàn phá trên diện rộng. Ảnh: Fineline.
Mặc dù có rất nhiều bằng chứng nói rằng trên sao Hỏa ngày xưa đã từng có nước ở dạng lỏng, nhưng hiện nay còn không vẫn còn là một điều bí ẩn. Áp suất khí quyển trên sao Hỏa chỉ bằng 1% so với trái đất, do đó khả năng nước đọng lại trên bề mặt sao Hỏa là rất thấp.
Thế nhưng những đường rãnh trên sao Hỏa luôn được xem là bằng chứng cho thấy có nước chảy ít nhất 1 lần trong năm. Ảnh: Fineline.
Đại dương trên
Sao Hỏa
Sao Hỏa từng có đại dương bao la. Hầu hết các chuyến viễn thám Hỏa tinh đều cho 1 kết quả trùng lặp - trên sao Hỏa có nhiều dấu hiệu cho thấy ở đó từng có đại dương, hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú, phức tạp. Các nghiên cứu cho rằng sao Hỏa trước đây có nhiệt độ ấm áp hơn và có nước, là điều kiện để có sự sống. Ảnh: Fineline.
Bề mặt sao Hỏa có các điều kiện thuận lợi để có sự sống. Thậm chí ngay trên trái đất, các sinh vật còn sinh sống trong điều kiện khắc nghiệt hơn, như ở Bắc Cực hay hoang mạc Atacama cằn cỗi ở Chile. Trên trái đất, bất cứ nơi nào có nước thì ở đó ắt có sự sống.
Như vậy, nếu nước tồn tại trên sao Hỏa ở dạng lỏng, thì hành tinh đỏ hoàn toàn có khả năng có sinh vật đang sống. Ảnh: Fineline.
Trên bề mặt mảnh thiên thạch còn có dấu hiệu cho thấy vi khuẩn sinh sống. Do đó, nhiều nhà khoa học khẳng định, nguồn gốc sự sống trên trái đất rất có thể bắt nguồn từ mảnh thiên thạch sao Hỏa này. Fineline.
Các nhà khoa học tìm thấy một mảnh thiên thạch tại Nam Cực đến từ sao Hỏa. Mảnh thiên thạch này bị văng ra khỏi sao Hỏa khi hành tinh đỏ va chạm với sao chổi.
Loài người nên di cư lên sao Hỏa không? Để xác định có thể sống trên sao Hỏa không, chúng ta cần bay đến tận nơi để kiểm chứng thực tế. Ngay từ năm 1969, NASA đã có kế hoạch tới 1981 sẽ đổ bộ sao Hỏa, tới 1988 xây dựng trạm nghiên cứu tại đó. Cho đến nay kế hoạch đó chưa thành hiện thực do còn có quá nhiều khó khăn.
Tuy vậy, cũng có thể một ngày nào đó, loài người sẽ lên sao Hỏa và biết đâu còn sinh sống được trên đó. Ảnh: Fineline.
Thông tin thêm về Sao hỏa
Bề mặt Hỏa tinh. Ảnh do xe tự hành Curiosity chụp
Các nhà khoa học nghĩ rằng, trong quá khứ trước đây, nước có lẽ đã từng chảy trên bề mặt hành tinh trong các con sông và dòng suối, và những đại dương mênh mông bao phủ lấy hành tinh. Theo thời gian, nước bị mất dần vào không gian vũ trụ, nhưng các điều kiện buổi đầu trên hành tinh ẩm ướt hơn có thể thích hợp cho sự sống tiến hóa.
Ảnh hiển vi của một lát mỏng của thiên thạch Nakhla có nguồn gốc sao Hỏa. Nó có một số chi tiết tương tự với đá trên địa cầu. Tuy nhiên, những chi tiết này đã hình thành như thế nào thì không ai rõ; không có ADN nào được tìm thấy.
Bằng chứng chưa rõ
Một thiên thạch được tìm thấy ở Nam cực đã gây đình đám hồi năm 1996 khi các nhà khoa học khẳng định nó có thể chứa bằng chứng của những vết tích của sự sống trên sao Hỏa. Được gọi là ALH 84001, khối đá sao Hỏa đó có chứa những cấu trúc tương tự như tàn dư hóa thạch của những dạng sống dạng vi khuẩn. Những kiểm tra sau đó cho biết có vật liệu hữu cơ, mặc dù cuộc tranh luận rằng vật liệu đó có do các quá trình sinh học gây ra hay không kéo dài đến tận năm 2012, khi người ta xác định được rằng những thành phần thiết yếu này đã được hình thành mà không có sự tiến hóa của sự sống.
Tàu thám hiểm Viking của NASA là phi thuyền đầu tiên từng tiếp đất trên sao Hỏa. Viking 1 hạ cánh vào tháng 7 năm 1976 và hoạt động cho đến tháng 11 năm 1982. Viking 2 hạ cánh vào tháng 9 năm 1976 và tiếp tục hoạt động cho đến tháng 4 năm 1980.
Nhưng một khảo sát trực tiếp trên bề mặt có khả năng làm sáng tỏ thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về sự tiến hóa của sự sống trên sao Hỏa.
Có phải chúng ta có nguồn gốc từ sao Hỏa?
Sự mang chuyển vật chất từ sao Hỏa đến Trái đất và ngược lại đã làm dấy lên một số tranh cãi về khả năng của sự nhiễm sinh học trong lịch sử của sự sống. Một số nhà khoa học cho rằng một thiên thạch từ Trái đất có thể đã đi đến Hỏa tinh – hoặc ngược lại. Tranh cãi dữ dội nhất là có hay không chuyện những sinh vật nhỏ xíu lại sống sót trong chuyến du hành qua một chân không băng giá, không có không khí, ngập tràn bức xạ và gây dựng nên sự sống tại quê hương mới của nó.
Mô phỏng “Người ngoài hành tinh”
Thay lời kết
Mặc dù những bằng chứng về sự sống trên sao hỏa vẫn còn chưa sáng tỏ. Nhưng hy vọng con người sẽ tìm ra trong tương lai.
Khoa học vẫn có quyền đặt nghi vấn khi chưa có bằng chứng thuyết phục
Sưu tầm vài thông tin giúp các bạn tự suy nghĩ
ST & tổng hợp từ các nguồn internet – PHH 3-2013
Sự sống trên sao Hỏa
Dấu tích hé mở
Tờ DailyMail gần đây cho hay một nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Oregon đã thu thập một số loài vi sinh vật trong một hố dung nham gần miệng núi lửa Newberry trong dãy núi Cascades ở bang Oregon của Mỹ, ở độ cao khoảng 1500m, nơi có môi trường khắc nghiệt tương đương bề mặt Sao Hoả và họ phát hiện thấy các vi sinh vật này vẫn phát triển trong điều kiện thiếu ôxy và không có chất hữu cơ để ăn.
Olympus Mons, núi lửa lớn nhất trên sao Hoả cũng chứa khoáng olivin.
Đi tìm dấu vết sự sống
Các vi sinh vật này sống nhờ vào chất sắt có trong một mẩu khoáng vật được tìm thấy tại đây. Đó là khoáng vật olivin, loại khoáng này cũng được tìm thấy trong các mẩu đá của núi lửa trên sao Hoả.
Từ mảnh thiên thạch
Giáo sư Fish đã nghiên cứu một thiên thạch có nguồn gốc từ Sao Hoả, chứa các dấu hiệu cho thấy các vi sinh vật này đã từng có mặt trên đó. Và dấu hiệu tương tự cũng được tìm thấy trên các lớp đất đá của hố dung nham trong miệng núi lửa Newberry.
Mặc dù nghiên cứu này không mô phỏng chính xác những gì có thể tìm thấy trên Sao Hoả nhưng nó cho ta thấy được rằng vi sinh vật có thể sống trong những điều kiện tương tự nhau.
Những dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa
Hàng chục tàu vũ trụ, máy móc, vệ tinh, kính thiên văn được gửi tới sao Hỏa để tìm kiếm sự sống ở hành tinh này. Một số nghiên cứu mang lại những kết quả bất ngờ, nhưng cũng có những điều đến nay vẫn còn là ẩn số.
Năm 2003, robot tự hành "Mars Express" của Cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu đã phát hiện trên sao Hỏa có khí metan. Các nhà khoa học đánh giá, khí metan đã tồn tại trên sao Hỏa chừng 300 năm nay, tuy nhiên không ai lý giải được bằng cách nào và sinh vật nào đã tạo ra khí metan ở đây (thông thường, khí metan chủ yếu do động vật sản sinh ra). Ảnh: athena.cornell.edu.
Hai nửa sao Hỏa hoàn toàn khác nhau. Điều này làm đau đầu các nhà khoa học nhiều năm nay. Bắc bán cầu của hành tinh đỏ là bình nguyên thấp và phẳng, là một trong những bề mặt phẳng phiu nhất trong tất cả các hành tinh thuộc Thái Dương Hệ. Một số giả thuyết cho rằng nước từng tồn tại ở bán cầu Bắc, do đó bề mặt nơi này nhẵn và phẳng. Trong khi đó, bề mặt nam bán cầu lồi lõm, gãy khúc, có độ cao trung bình từ 4-8 km so với bắc bán cầu. Các nhà khoa học cho rằng, có thể nam bán cầu từng chịu một trận thiên thạch tàn phá trên diện rộng. Ảnh: Fineline.
Mặc dù có rất nhiều bằng chứng nói rằng trên sao Hỏa ngày xưa đã từng có nước ở dạng lỏng, nhưng hiện nay còn không vẫn còn là một điều bí ẩn. Áp suất khí quyển trên sao Hỏa chỉ bằng 1% so với trái đất, do đó khả năng nước đọng lại trên bề mặt sao Hỏa là rất thấp.
Thế nhưng những đường rãnh trên sao Hỏa luôn được xem là bằng chứng cho thấy có nước chảy ít nhất 1 lần trong năm. Ảnh: Fineline.
Đại dương trên
Sao Hỏa
Sao Hỏa từng có đại dương bao la. Hầu hết các chuyến viễn thám Hỏa tinh đều cho 1 kết quả trùng lặp - trên sao Hỏa có nhiều dấu hiệu cho thấy ở đó từng có đại dương, hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú, phức tạp. Các nghiên cứu cho rằng sao Hỏa trước đây có nhiệt độ ấm áp hơn và có nước, là điều kiện để có sự sống. Ảnh: Fineline.
Bề mặt sao Hỏa có các điều kiện thuận lợi để có sự sống. Thậm chí ngay trên trái đất, các sinh vật còn sinh sống trong điều kiện khắc nghiệt hơn, như ở Bắc Cực hay hoang mạc Atacama cằn cỗi ở Chile. Trên trái đất, bất cứ nơi nào có nước thì ở đó ắt có sự sống.
Như vậy, nếu nước tồn tại trên sao Hỏa ở dạng lỏng, thì hành tinh đỏ hoàn toàn có khả năng có sinh vật đang sống. Ảnh: Fineline.
Trên bề mặt mảnh thiên thạch còn có dấu hiệu cho thấy vi khuẩn sinh sống. Do đó, nhiều nhà khoa học khẳng định, nguồn gốc sự sống trên trái đất rất có thể bắt nguồn từ mảnh thiên thạch sao Hỏa này. Fineline.
Các nhà khoa học tìm thấy một mảnh thiên thạch tại Nam Cực đến từ sao Hỏa. Mảnh thiên thạch này bị văng ra khỏi sao Hỏa khi hành tinh đỏ va chạm với sao chổi.
Loài người nên di cư lên sao Hỏa không? Để xác định có thể sống trên sao Hỏa không, chúng ta cần bay đến tận nơi để kiểm chứng thực tế. Ngay từ năm 1969, NASA đã có kế hoạch tới 1981 sẽ đổ bộ sao Hỏa, tới 1988 xây dựng trạm nghiên cứu tại đó. Cho đến nay kế hoạch đó chưa thành hiện thực do còn có quá nhiều khó khăn.
Tuy vậy, cũng có thể một ngày nào đó, loài người sẽ lên sao Hỏa và biết đâu còn sinh sống được trên đó. Ảnh: Fineline.
Thông tin thêm về Sao hỏa
Bề mặt Hỏa tinh. Ảnh do xe tự hành Curiosity chụp
Các nhà khoa học nghĩ rằng, trong quá khứ trước đây, nước có lẽ đã từng chảy trên bề mặt hành tinh trong các con sông và dòng suối, và những đại dương mênh mông bao phủ lấy hành tinh. Theo thời gian, nước bị mất dần vào không gian vũ trụ, nhưng các điều kiện buổi đầu trên hành tinh ẩm ướt hơn có thể thích hợp cho sự sống tiến hóa.
Ảnh hiển vi của một lát mỏng của thiên thạch Nakhla có nguồn gốc sao Hỏa. Nó có một số chi tiết tương tự với đá trên địa cầu. Tuy nhiên, những chi tiết này đã hình thành như thế nào thì không ai rõ; không có ADN nào được tìm thấy.
Bằng chứng chưa rõ
Một thiên thạch được tìm thấy ở Nam cực đã gây đình đám hồi năm 1996 khi các nhà khoa học khẳng định nó có thể chứa bằng chứng của những vết tích của sự sống trên sao Hỏa. Được gọi là ALH 84001, khối đá sao Hỏa đó có chứa những cấu trúc tương tự như tàn dư hóa thạch của những dạng sống dạng vi khuẩn. Những kiểm tra sau đó cho biết có vật liệu hữu cơ, mặc dù cuộc tranh luận rằng vật liệu đó có do các quá trình sinh học gây ra hay không kéo dài đến tận năm 2012, khi người ta xác định được rằng những thành phần thiết yếu này đã được hình thành mà không có sự tiến hóa của sự sống.
Tàu thám hiểm Viking của NASA là phi thuyền đầu tiên từng tiếp đất trên sao Hỏa. Viking 1 hạ cánh vào tháng 7 năm 1976 và hoạt động cho đến tháng 11 năm 1982. Viking 2 hạ cánh vào tháng 9 năm 1976 và tiếp tục hoạt động cho đến tháng 4 năm 1980.
Nhưng một khảo sát trực tiếp trên bề mặt có khả năng làm sáng tỏ thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về sự tiến hóa của sự sống trên sao Hỏa.
Có phải chúng ta có nguồn gốc từ sao Hỏa?
Sự mang chuyển vật chất từ sao Hỏa đến Trái đất và ngược lại đã làm dấy lên một số tranh cãi về khả năng của sự nhiễm sinh học trong lịch sử của sự sống. Một số nhà khoa học cho rằng một thiên thạch từ Trái đất có thể đã đi đến Hỏa tinh – hoặc ngược lại. Tranh cãi dữ dội nhất là có hay không chuyện những sinh vật nhỏ xíu lại sống sót trong chuyến du hành qua một chân không băng giá, không có không khí, ngập tràn bức xạ và gây dựng nên sự sống tại quê hương mới của nó.
Mô phỏng “Người ngoài hành tinh”
Thay lời kết
Mặc dù những bằng chứng về sự sống trên sao hỏa vẫn còn chưa sáng tỏ. Nhưng hy vọng con người sẽ tìm ra trong tương lai.
Khoa học vẫn có quyền đặt nghi vấn khi chưa có bằng chứng thuyết phục
Sưu tầm vài thông tin giúp các bạn tự suy nghĩ
ST & tổng hợp từ các nguồn internet – PHH 3-2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)