ĐG CD: STGT phổ biến pháp luật qua Internet
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
77
Chia sẻ tài liệu: ĐG CD: STGT phổ biến pháp luật qua Internet thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng internet
Tên tài liệu: Phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng internet
Lĩnh vực
Tuyên truyền, Phổ biến giáo dục pháp luật
( Nguồn: http://moj.gov.vn/pbgdpl/Pages/decuong.aspx ).
1. Giới thiệu chung
10 năm qua, kể từ ngày chính thức được triển khai tại Việt Nam, Internet đã phát triển với một tốc độ rất nhanh chóng. Từ con số 0, chúng ta đã vượt qua cả Thái Lan, Philippin… thậm chí cả Trung Quốc để đứng thứ 3 toàn khu vực về mật độ dân cư sử dụng Internet. Internet đã có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống… Thống kê của Bộ Bưu chính viễn thông cho thấy, hiện nay, Internet đã đi vào 100% các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, các Bệnh viện trung ương, các Tập đoàn và các Tổng công ty nhà nước, 98% các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, 92% các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 50% các trường Trung học cơ sở, Bệnh viện cấp tỉnh, 26/26 Bộ Ngành, 56/64 tỉnh thành đã có Website riêng; ở những vùng sâu, vùng xa, hải đảo, Internet cũng đã có mặt để phục vụ nhân dân. Tuyên truyền pháp luật trên mạng internet là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Ưu điểm của hình thức này là có thể hướng tới phổ biến pháp luật cho nhiều đối tượng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau như học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, doanh nhân, công nhân… Đây là một lợi thế lớn của Internet so với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
2. Một số cách thức tuyên truyền pháp luật phổ biến trên mạng Internet
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên mạng Internet là một hình thức tuyên truyền hiện đại nhằm truyền tải những thông tin, yêu cầu, nội dung các quy định pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu. Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet, dưới đây là một số mô hình, cách thức tuyên truyền phổ biến.
2.1. Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay, văn bản pháp luật vẫn là nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật nước ta. Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu văn bản pháp luật luôn là một nhu cầu lớn của mọi tổ chức, cá nhân.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nước ta bao gồm: Văn bản do Quốc hội ban hành (Hiến pháp, luật, nghị quyết); văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành (pháp lệnh, nghị quyết); văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội); văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp (nghị quyết của Hội đồng nhân dân; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân).
Điều quan trọng nhất khi đưa các văn bản pháp luật lên trên mạng internet là văn bản đó phải đảm bảo tính chính xác. Để có được điều này, người thực hiện công việc cần dựa vào các nguồn cung cấp văn bản chính thống như Công báo Chính phủ, Công báo địa phương, Lệnh công bố của Chủ tịch nước, các bản chính, bản sao văn bản có giá trị như bản chính… Bên cạnh đó, có thể tham khảo các nguồn cung cấp
Tên tài liệu: Phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng internet
Lĩnh vực
Tuyên truyền, Phổ biến giáo dục pháp luật
( Nguồn: http://moj.gov.vn/pbgdpl/Pages/decuong.aspx ).
1. Giới thiệu chung
10 năm qua, kể từ ngày chính thức được triển khai tại Việt Nam, Internet đã phát triển với một tốc độ rất nhanh chóng. Từ con số 0, chúng ta đã vượt qua cả Thái Lan, Philippin… thậm chí cả Trung Quốc để đứng thứ 3 toàn khu vực về mật độ dân cư sử dụng Internet. Internet đã có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống… Thống kê của Bộ Bưu chính viễn thông cho thấy, hiện nay, Internet đã đi vào 100% các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, các Bệnh viện trung ương, các Tập đoàn và các Tổng công ty nhà nước, 98% các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, 92% các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 50% các trường Trung học cơ sở, Bệnh viện cấp tỉnh, 26/26 Bộ Ngành, 56/64 tỉnh thành đã có Website riêng; ở những vùng sâu, vùng xa, hải đảo, Internet cũng đã có mặt để phục vụ nhân dân. Tuyên truyền pháp luật trên mạng internet là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Ưu điểm của hình thức này là có thể hướng tới phổ biến pháp luật cho nhiều đối tượng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau như học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, doanh nhân, công nhân… Đây là một lợi thế lớn của Internet so với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
2. Một số cách thức tuyên truyền pháp luật phổ biến trên mạng Internet
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên mạng Internet là một hình thức tuyên truyền hiện đại nhằm truyền tải những thông tin, yêu cầu, nội dung các quy định pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu. Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet, dưới đây là một số mô hình, cách thức tuyên truyền phổ biến.
2.1. Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay, văn bản pháp luật vẫn là nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật nước ta. Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu văn bản pháp luật luôn là một nhu cầu lớn của mọi tổ chức, cá nhân.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nước ta bao gồm: Văn bản do Quốc hội ban hành (Hiến pháp, luật, nghị quyết); văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành (pháp lệnh, nghị quyết); văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội); văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp (nghị quyết của Hội đồng nhân dân; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân).
Điều quan trọng nhất khi đưa các văn bản pháp luật lên trên mạng internet là văn bản đó phải đảm bảo tính chính xác. Để có được điều này, người thực hiện công việc cần dựa vào các nguồn cung cấp văn bản chính thống như Công báo Chính phủ, Công báo địa phương, Lệnh công bố của Chủ tịch nước, các bản chính, bản sao văn bản có giá trị như bản chính… Bên cạnh đó, có thể tham khảo các nguồn cung cấp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)