DFA_2006\DFA_2005 So Lieu\DFA Results Workshop Feb 2006 IA

Chia sẻ bởi Quách Tá Thiện | Ngày 21/10/2018 | 87

Chia sẻ tài liệu: DFA_2006\DFA_2005 So Lieu\DFA Results Workshop Feb 2006 IA thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hội thảo phổ biến kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006


Hội thảo phổ biến kết quả
Kiểm kê dữ liệu MCLTT năm 2005
Tháng 02, 2006
Mục tiêu:
Nâng cao nhận thức về tính có sẵn dữ liệu liên quan tới MCLTT, tăng cường trao đổi dữ liệu.
Chứng minh tiềm tàng đối với việc phân tích tình hình để hỗ trợ công tác lập kế hoạch, phân bổ tài chính và giám sát dựa trên thông tin.
Tiếp nhận ý kiến phản hồi và những khuyến nghị đối với các hoạt động trong tương lai (phân tích và khảo sát)
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Tổng quan
Tổng quan phần trình bày
Phần 1: Dữ liệu MCLTT và mức độ sử dụng dữ liệu cho công tác lập kế hoạch & quản lý
Phần 2: Những xu hướng đối với giáo dục tiểu học
Phần 3: Dữ liệu dân số ‘nhóm tuổi’
Phần 4: Dữ liệu về cán bộ giáo viên và lồng ghép
Đo mức độ ‘Đạt MCLTT’ : điểm chỉ số đầu vào FII

Tài liệu dự thảo đã xây dựng
Báo cáo phân tích dữ liệu (dự thảo 3) và các phụ lục dữ liệu
Cơ sở dữ liệu taòn quốc (trên dạng file/tài liệu)
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Phần 1: Dữ liệu MCLTT và mức độ sử dụng dữ liệu cho công tác lập kế hoạch & quản lý

Dự án PEDC hiện đang hỗ trợ thiết lập một hệ thống EMIS toàn diện và hiệu quả cho bậc giáo dục tiểu học.
Mục tiêu: thể vào các hệ thống và khảo sát hiện hành (EMIS, DPA, TK)
Thể chế hóa hoạt động trong hệ thống hiện hành của chính phủ Việt nam
Hỗ trợ giám sát tiến độ thực hiện MCLTT và sự phát triển của bậc tiểu học nói chung.
Thời gian quay vòng nhanh để cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý và lập kế hoạch giáo dục.
Cấp phần mềm để nhập dữ liệu cấp
Lồng ghép tới mức có huyện và tính toán các chỉ số MCLTT.
Thiết lập một hệ thống có thể được lặp lại trong những năm tiếp theo, 2006 – 2009, của dự án mà không cần chỉnh sửa nhiều.
Chi phí tài chính công bằng trong kiểm kê 2005
Cung cấp phụ phí tính theo điểm trường cho tất cả các huyện trong cả nước cho chi phí kiểm kê dữ liệu.

Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Những nét mới trong kiểm kê 2005-1:lồng ghép
Có sự tham gia của Bộ GD&ĐT vào qui trình thiết kế mẫu khảo sát
Ý kiến đầu vào từ các chuyên gia các Vụ trực thuộc Bộ GD&ĐT, bao gồm Vụ Kế hoạch&Tài Chính, Vụ Giáo dục tiểu học
Chỉnh sửa dựa vào những bài học thu được từ kiểm kê 2004

Chuẩn hóa và lồng ghép
Sử dụng font chữ Uni-code Tiếng Việt
Tổng hợp tên và mã đơn vị hành chính của Việt nam do Tổng Cục Thống kê ban hành tháng 7 năm 2004, quyết định 124/2004/QĐ-TT-TTg.
Thu thập dữ liệu vào tháng 5 năm 2005 để khớp với thời điểm cuối năm học
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Những nét mới trong kiểm kê 2005-2: Bổ sung
Mở rộng phạm vi kỹ thuật trong kiểm kê

Thống kê dân số cấp xã và cấp thôn
Thu thập số trẻ thuộc các nhóm khó khăn bao gồm trẻ dân tộc thiểu số và trẻ khuyết tật
Thông tin nhập học ‘cấp học theo độ tuổi’ chia theo giới tính, dân tộc thiếu số và học sinh khuyết tật để phục vụ nhu cầu lập kế hoạch và giám sát (kế hoạch 5 năm, giáo dục cho mọi người..)
Tỉ lệ hoàn thành, tham gia và duy trì của học sinh ‘cuối năm học’
Học ‘cả ngày’
Chỉnh sửa một số câu hỏi và bổ sung một số khác, để phản ánh tốt nhất chuẩn mực MCLTT.
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Tổng quan về kiểm kê 2005
Qui trình triển khai kiểm kê:
Tháng 1-Tháng 3 Thiết kế bảng hỏi và phần mềm
Tháng 4-Tháng 5 Tập huấn cấp tỉnh và cấp huyện
Cuối tháng 5 Tiến hành khảo sát dữ liệu tại tất cả các điểm trường (40,000+)
Tháng 6-Tháng 7 Nhập dữ liệu tại Phòng GD, tổng hợp tại cấp tỉnh (Sở GD&ĐT)
Tháng 8-Tháng 10. Kiểm tra, xử lý, phân tích ở cấp trung ương
Tháng 9-Tháng 10. Tập huấn 40 tỉnh/ 217 huyện sổ tay lập kế hoạch, giám sát & đánh giá cấp huyện sử dụng dữ liệu kiểm kê.
Phương pháp phân tích:
3 nhóm huyện, so sánh với kết quả kiểm kê năm 2004
(i) 217 huyện ‘khó khăn’ nhất (PEDC),
(ii) 202 huyện trung bình thuộc 40 tỉnh dự án,
(iii) 241 huyện ‘thuận lợi’ thuộc 24 tỉnh ngoài dự án.
Tổng hợp theo thành thị/nông thôn, tỉnh, huyện, xã/trường.
Hoàn tất kết quả & phân tích kiểm kê, tháng 11-12 năm 2004.
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Dữ liệu cơ sở ‘đầu vào’ MCLTT (1)
217 huyện của dự án, nhìn chung ‘khó khăn’ hơn so với cả nước
61% trong 223890 phòng học được xếp loại đạt chuẩn MCLTT (cấp 1-4 và điều kiện tốt). 48% trong dự án, giảm chút ít.
Khoảng 21,000 (63%) số phòng học điểm lẻ cần thay thế.
42% số điểm trường có nước sạch và 39% có nhà vệ sinh. Chỉ có 26% và 21% đối với dự án. Tăng kể từ năm 2004.
49% phòng học có bảng đen, 42% có đủ bàn ghế học sinh. Chỉ có 25% và 22% đối với dự án
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Dữ liệu cơ sở ‘đầu vào’ MCLTT (2)
Tài liệu học tập và sự tham gia của cộng đồng
Số lượng báo cáo có sách, văn phòng phẩm cao
80% khối lớp có đồ dùng giảng dạy, 73% tại các huyện dự án (tăng 10%).
Chỉ có 6% học sinh dân tộc thiểu số có tài liệu tăng cường Tiếng Việt.
36% số điểm trường báo cáo có Ban ĐD CMHS độc lập, trong khi 54% số điểm trường báo cáo có Ban ĐD CMHS chung.
Có sự hỗ trợ tích cực của CMHS ở 39% điểm trường, 24% trong dự án.
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Đo mức độ đạt: ‘Đạt MCLTT’ : FII
Phương pháp đề xuất dựa trên số liệu kiểm kê năm 2004 và 2005
Các yêu cầu MCLTT đã được đưa thành danh mục và khi có thể thì xác định chỉ số có thể lượng hoá được
Các chỉ số được cho trọng số (tức là số điểm), chỉ số quan trọng hơn có trọng số cao hơn
Đối với mỗi trường, các chỉ số (tổng số có khoảng 30) được cộng lại để cho ra tổng điểm % cho trường: Chỉ số đầu vào MCLTT (FII)

Chỉ số đầu vào MCLTT tính điểm cho mỗi trường (giống như điểm thi của học sinh) với phần trăm như sau:
Quản lý/Tổ chức 22%
Đội ngũ giáo viên 27%
Cơ sở vật chất, đồ gỗ và tài liệu 25%
Chính sách xã hội hoá/những qui định chung 11%
Điểm trường ‘dạy đủ’ các khối lớp tiểu học 15%
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Tính điểm FII bằng cách sử dụng các chỉ số
5 thành phần chính bao gồm các chỉ số chi tiết với các tỉ trọng/trọng số khác nhau :
Chẳng hạn: Cơ sở hạ tầng và đồ gỗ chiếm khoảng 15% trong đó:
Khu vệ sinh/sân chơi Trọng số chiếm : 2%
Phòng học Trọng số chiếm: 10%
Bàn ghế/Đồ gỗ Trọng số chiếm: 3%
Tính các chỉ số trên cơ sở % đối với trường và huyện
Chẳng hạn: Phòng học: Từ cấp 1 đến 4 kiên cố chiếm tỉ lệ % trong tổng số các phòng học tiểu học được sử dụng.
Trường A có 12 trong tổng số 20 phòng học phòng học kiên cố/đạt mức chất lượng tối thiểu.
Chỉ số đầu vào MCLTT cho phòng học sẽ là = (12/20) = 0.6 ( hay 60%)

Điểm chỉ số đầu vào MCLTT được tổng hợp là: ∑(chỉ số (I)* trọng số)
Do đó, tổng điểm chỉ số đầu vào MCLTT của trường A = I1 + I2 + I3 … (0.6 * 10) … I27 + I28 + I29 + I30 . 6
Liệu cách cho điểm trọng số để rút ra tổng điểm chỉ số đầu vào MCLTT như trên có thích hợp không?
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Chỉ số đầu vào MCLTT: Tần số trường
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Chỉ số đầu vào MCLTT so với chuẩn quốc gia.


Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Tương quan giữa FII, chuẩn quốc gia và kết quả học tập môn Toán của học sinh
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Chỉ số đầu vào MCLTT: Mục đích và tiến triển
Mục đích thực sự của Chỉ số đầu vào MCLTT là cho phép các nhà hoạch định chính sách và cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp so sánh điểm toàn quốc và địa phương, sử dụng thông tin này để đưa ra những quyết định về phân bổ nguồn lực/ngân sách nhằm nâng chuẩn.

Hy vọng điểm MCLTT sẽ tăng mỗi năm khi thực hiện nhiều hoạt động dự án cũng như các hoạt động chung của toàn ngành giúp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Những chỉnh sửa trong năm 2005 đối với các chỉ số MCLTT và điểm trọng số cần được xem xét bởi Ban Tư vấn MCLTT của Bộ GD&ĐT


Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Phần 1: Những vấn đề cần xem xét
Phương pháp phân tích dữ liệu: có phù hợp không?
Liệu chỉ số hỗn hợp MCLTT có phải là một thước đo hữu hiệu để đánh giá tiến độ tổng hợp?
Dữ liệu MCLTT và ‘chỉ số mốc’ có thể sử dụng như thế nào để phân bổ kinh phí và lập kế hoạch (chẳng hạn như CT mục tiêu quốc gia)?
Có nên xem xét sự tương quan giữa trường chuẩn quốc gia với thành tích học tập của học sinh?
Lồng ghép công tác thanh tra và chứng nhận trường chuẩn quốc gia và đạt chuẩn MCLTT:
Có nên đưa chúng trở thành một khung chuẩn mực chung?
Nên chăng sử dụng dữ liệu kiểm kê của dự án và dữ liệu Thống kê để kiểm chứng mức áp dụng Chuẩn MCLTT và Chuẩn quốc gia?
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Phần 2: Những xu hướng đối với giáo dục tiểu học
Tiếp cận giáo dục tiểu học
67% số điểm trường dạy cả 5 khối lớp, chỉ có 61% đối với các huyện dự án
2,576 (6%) số điểm trường không dạy đủ cách một điểm khác dạy khối lớp 5 ít nhất 4km.
Tiếp cận các khối lớp cao tiểu học khó khăn đối với 94,000 học sinh tại các điểm này, hầu hết thuộc các huyện dự án.
1.4% số lớp chỉ dạy môn cơ bản (Toán và Tiếng Việt)
Học cả ngày
25% học sinh trong cả nước (1.93tr), 7% huyện dự án
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Các chỉ số nhập học
Tỉ lệ nhập học thay đổi từ 2003/4 đến 2004/5
Gần khớp với dữ liệu thống kê của EMIS Bộ GD&ĐT
Tăng số trường chính, giảm điểm lẻ do nâng cấp từ điểm lẻ thành điểm chính, một số điểm trường đóng.
Nhìn chung, tỉ lệ nhập học giảm đáng kể: 5.1% (8.2 => 7.7 triệu) nhưng rất khác nhau về mặt địa lý.
Tỉ lệ học sinh: giáo viên, học sinh:lớp giảm
Bất bình đẳng giới trong cả nước là thấp, nhưng vẫn rõ nét ở một số huyện miền núi dân tộc thiểu số
Tỉ lệ nhập học tinh
Tỉ lệ nhập học tinh khoảng 100%, có khả năng quá cao
Tỉ lệ nhập học của các nhóm DTTS, khuyết tật thấp
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006

Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Các chỉ số hiệu quả MCLTT
Lưu ban
Toàn quốc 1.2% học sinh tiểu học lưu ban, 5.8% lớp 1
Nhìn chung không có bất cân bằng về giới, trừ một số khu vực thuộc PEDC, đặc biệt là học sinh DTTS (7.4% Lớp 1, giảm 1 1% so với nẳm trước).
Hầu như không có tình trạng bỏ học/lưu ban ở các khối lớp cao tiểu học.
Tỉ lệ dòng (Phân tích luồng học sinh)
Các thước đo hiệu quả trong cho thấy những cải thiện đáng kể từ năm 2000 ở cả phạm vi dự án và toàn quốc
Kết quả học tập trong kỳ thi đánh giá cuối năm
36% đạt kết quả ‘xuất sắc’ Môn Toán (21% huyện dự án)
38% đạt kết quả ‘xuất sắc’ Môn T.Việt (16% huyện dự án)
Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh lớp 5 (độc lập)
Thực hiện vào năm 2001, dự định lặp lại vào năm 2007
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Phần 2: Những vấn đề cần xem xét
Chỉnh sửa kế hoạch trung và dài hạn để phản ánh tỉ lệ nhập học giảm?
Tác động đối với yêu cầu về phòng học
Làm thế nào để cân bằng những yêu cầu đối với việc tha thế phòng học tạm và hệ thống giáo dục ‘một ca’ cả ngày tại các vùng nông thôn với tình trạng nhập học giảm?
Tác động đối với giáo viên
Phân công lại về mặt địa lý và/hoặc theo trình độ hay đánh giá?
Giới thiệu trên phạm vi rộng hệ thống giáo dục ‘một ca’ cả ngày để nâng cao hiệu quả trên phương diện thời gian tiếp xúc giữa giáo viên: học sinh.
Tỉ lệ nhập học tinh
Làm thế nào để có được những dự đoán chính xác hơn về ‘nhập học đúng độ tuổi’
Tính tỉ lệ hoàn thành dựa vào dân số (chẳng hạn học sinh 14 tuổi học hết lớp 5 trong địa bàn xã)
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Làm thế nào để có được một phương pháp đánh giá chính xác và độc lập kết quả học tập của học sinh lớp 5 để có thể so sánh giữa các tỉnh và với các quốc gia khác?
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006 Phần 3: Dữ liệu dân số ‘nhóm tuổi’
Dân số chia theo độ tuổi, nhóm dân tộc và giới tính được thu thập đến cấp xã
Dữ liệu của 99.7% xã/phường trong cơ sở dữ liệu toàn quốc, được kết nối thông qua hệ thống mã hóa năm 2004 của Tổng cục Thống kê.
Dữ liệu cấp xã được hiệu trưởng cung cấp, không phải UBND xã.
Tuổi của trẻ em được tính đến 31/12/2004
Một số vấn đề đối với những xã/phường không có trường tiểu học.
Ngoài ra, thu thập dữ liệu dân số đối với 87,000 thôn (nhưng có ít chi tiết)
Dự đoán trẻ trong độ tuổi đến trường: 5.8tr 1-5 tuổi, 7.1tr 6-10 tuổi, 7.2tr 11-14 tuổi
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Một số vấn đề đối với dự đoán dân số
Không dễ có thể so sánh trực tiếp do có sự chênh lệch trong 5 năm kể từ thống kê dân số năm 1999
So sánh cơ bản với dự đoán của Kế hoạch GDCMN và dự đoán ‘mẫu 3%, mức độ trung bình’ của Tổng Cục TK.
HS THCS (11 - 14 tuổi) gần khớp.
HS tiểu học (6 - 10 tuổi) dự đoán của dự án thấp hơn 1tr (12%).
Dự đoán của dự án về DS 1- 5 tuổi cũng thấp, => dân số tiểu học sẽ giảm trong giai đoạn 2005 – 2010.
Dự đoán dân số ảnh hưởng như thế nào đối với tỉ lệ sinh/tử?
Một số vấn đề đối với kiểm kê dự án: (i) dữ liệu không đầy đủ, (ii) có thể dự đoán thấp đối với dân số tiền học đường của hiệu trưởng, (iii) giả thuyết rằng ‘dân số’=‘số nhập học’ do Chiến lược giáo dục cho mọi người.
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Cân bằng về giới
Khẳng định xu hướng sinh con trai
Cha mẹ có thể nội soi được thai nhi trong những năm gần đây
Dữ liệu kiểm kê có lẽ dự đoán thấp dân số nữ do phương pháp thu thập dữ liệu là (Tổng: Nữ)

Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Dân số chia theo nhóm dân tộc
Tất cả 54 dân tộc được xác định đến cấp xã để cho phép tập trung tốt hơn vào việc hỗ trợ cho các nhóm DTTS.
18% dân số độ tuôi tiểu học là DTTS, Các nhóm chủ yếu dưới đây:
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Dân số khuyết tật và khó khăn
Trẻ em chia theo tuổi được phân loại thành 7 loại khuyết tật
Đa tật, khiếm thị, khiếm thính, ngôn ngữ, vận động, trí tuệ và ‘khác’.
Thông tin này cũng do hiệu trưởng báo cáo, không có sự tham gia chính thức nào của cán bộ y tế hoặc UBND xã.
19% xã báo cáo ‘không có’/không báo cáo.
Trong số các xã báo cáo, 68,000/5.8tr (1.2%) trẻ em được phân loại khuyết tật.
Các cuộc khảo sát mẫu khác cho ra kết quả khác nhau
(chẳng hạn NIESAC dự đoán 3-4%, OECD/NHTG đề xuất khảo sát)
Phương pháp phân loại phù hợp và xác định một cách tin cậy có lẽ nằm ngoài phạm vi của khảo sát MCLTT
Cung cấp các loại hình khuyết tật rõ ràng và sẽ chiính xác hơn ở các vùng đầu tư sức lực vào việc thu thập những thông tin cần thiết.
Đối với một số nhóm khó khăn khác, cũng chỉ có dự đoán gần đúng.
Trẻ vạn trài, mồ côi, trẻ lang lang, di cư tự do

Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Phần 3: Những vấn đề cần xem xét
Liệu dữ liệu dân số kiểm kê của dự án có được phuc vụ như là một nguồn thông tin ‘giữa kỳ: TKDS 1999 -2009’? Có nên phổ biến ra côgn chúng?
Có thể cải thiện dự đoán dân số trong kiểm kê của dự án? Bằng cách nào?
Các cán bộ thống kê của dự án PEDC, của Bộ GD&ĐT, và của TCTK có thể phối hợp để đảm bảo rằng dữ liệu dân số ‘nhóm tuổi’ có sẵn có thể được sử dụng một cách nhất quán khi tính tỉ lệ nhập học?
Liệu tỉ lệ nhập học tinh có ‘quá cao’ do (i) dữ liệu dân số báo cáo thấp, (ii) báo cáo quá cao nhập học đúng độ tuổi hoặc (iii) cả 2 yếu tố này? Làm thế nào để có thể giải quyết được vấn đề này trong tương lai?
Dân số 0 - 14 tuổi cũng đã được thu thập bao gồm trẻ nhập học tiểu học cho đến năm 2010. Có cần thiết và/hoặc hữu ích phải lặp lại cuộc khảo sát tương tự trong giai đoạn 2006 – 2008 bởi dự án PEDC?
Nếu có, cần bao gồm những gì? (chẳng hạn như tổng dân số, giới tính, dân tộc thiểu số?)
Nên có một phương án thay thế để đánh giá tốt hơn nhóm trẻ khuyết tật hoặc trẻ khó khăn? Co nên để lĩnh vực này cho các cuộc khảo sát mẫu có tính chuyên môn sâu?

Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Phần 4: Dữ liệu về cán bộ giáo viên và lồng ghép
Cán bộ nhà trường & tập huấn: chỉ số MCLTT
85% hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đạt chuẩn 12+2 trở lên, 69% trong dự án. Tăng chút ít.
Trong số 359833 giáo viên, 3% dưới chuẩn 9+3 và 22% 9+3 đạt chuẩn 9+3. 5% và 45% tương ứng với các huyện dự án. Cả nước tăng 3% GV được tập huấn nâng chuẩn 12+2 trở lên.
43% giáo viên được báo cáo được tập huấn ít nhất 5 ngày về chuyên môn trong năm học vừa qua, 52% trong dự án.
23% giáo viên được báo cáo được tập huấn ít nhất 9 ngày tại trường trong năm học vừa qua
Không thu thập dữ liệu về ‘hồ sơ giáo viên’ của dự án phát triển giáo viên tiểu học.
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Dữ liệu bổ sung về giáo viên tiểu học
Tỉ lệ học sinh:giáo viên giảm từ 22.5 xuống 21.5.
Do tỉ lệ nhập học thấp hơn, trong khi có giáo viên vẫn ổn định (phân bố không đồng đều) (xem bản đồ)
Tuổi giáo viên, phân công nhiệm vụ và trình độ giáo viên.
Giáo viên nữ chiếm đa số, việc thay đổi tuổi nghỉ hưu có lẽ sẽ bị hạn chế trong giai đoạn trung hạn.
Hầu hết là GV ‘lớp đơn’ một số là dạy chuyên môn hoặc Lớp ghép.
Do chuẩn trình độ ‘9+3’ và ‘12+2’ được coi là tượng đương: không có sự phân biệt giữa 2 nhóm 78,000 và 161,000 giáo viên.
Ưu tiên tập huấn giáo viên (hiệu trưởng báo cáo)
Không báo cáo đối với phần nhiều (59%) giáo viên
Câu trả lời thường thấy nhất là ‘Dạy học đảm bảo yêu cầu cơ bản và kiến thức & kỹ năng môn học’(110,000)
Tập huấn ‘Tăng cường Tiếng Việt’ (25,000)



Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006

Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006

Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
So sánh đặc tính dân tộc của học sinh và GV
So sánh số học sinh toàn quốc của mỗi nhóm dân tộc với số giáo viên của nhóm dân tộc đó.
Mức chuẩn toàn quốc = 100,
Điểm thấp có nghĩa là số giáo viên của nhóm đó thấp.
Một số nhóm DTTS có rất ít số giáo viên: (Hmong, Dao, Ba-na)
Hmong: 0.2% giáo viên (818) nhưng 1.9% học sinh (149,000) điểm số = 12 : ít hơn khoảng 8 lần.
Nhóm DT Tày có nhiều số giáo viên
Phương án chính sách để khuyến khích giáo viên mới của một số nhóm DTTS theo chiều hướng ‘phân biệt đối xử tích cực’
Dễ dàng học ở các khối lớp đầu nếu cả giáo viên và học sinh đều nói ngôn ngữ mẹ đẻ.
Việc tăng chuẩn trình độ giáo viên có thể hạn chế việc tuyển dụng giáo viên DTTS


Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Đội ngũ giáo viên chia theo nhóm dân tộc (2004/5)
Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Lồng ghép dữ liệu EMIS
Lồng ghép và sử dụng các hệ thống hiện có:
Hệ thống EMIS hiện hành (‘TK’ và SMOET (bản 2 2004)) để thu thập dữ liệu, hiện nay chưa có cơ sở dữ liệu đến cấp trường của toàn quốc.
Các khảo sát dữ liệu MCLTT hàng năm của dự án 2004 – 2009 cung cấp cơ sở dữ liệu toàn quốc đến cấp điểm trường và cơ sở dữ liệu dân số toàn quốc đến cấp xã.
Thanh tra và chứng nhận trường đạt MCLTT và chuẩn quốc gia: chuẩn đang được xem xét vào cuối năm 2005
Dữ liệu dân số cho phép tính tỉ lệ nhâp học và dự đoán yêu cầu. Thống kê dân số của TCTK năm 1999 và 2009.
Dự án mới của EC-SREM dự kiến bắt đầu vào Quí 1, 2006.
Chiến lược nào có thể tận dụng tốt nhất các điểm mạnh và các hệ thống, cần tổng hợp những gì là hữu ích?

Hội thảo kết quả kiểm kê dữ liệu, tháng 2 năm 2006
Lồng ghép dữ liệu về nhân sự
4 hệ thống hiện nay đều cung cấp dữ liệu về giáo viên. Co sự chồng chéo lớn về thông tin giáo viên tiểu học trong hệ thống PMIS/PDIS/DFA.
i EMIS (TK/SMOET) : tổng hợp cấp trường, không phải theo cá nhân
ii PMIS: MoET, Vụ Tổ Chức & Cán bộ lưu giữ hồ sơ của tất cả cán bộ trong cơ sở dữ liệu Phòng GD
iii PDIS: PTDP 10 tỉnh, có chi tiết theo tập huấn, trình độ giáo viên, và ‘hồ sơ giáo viên’. Dự án kết thúc vào 2006.
iv DFA: PEDC thông tin cơ bản và trình độ của tất cả giáo viên tiểu học, 64 tỉnh. Dự án kết thúc vào năm 2009.
Các phương án:
1: không thay đổi, dữ liệu bổ sung của hệ thống PDIS sẽ không bao giờ phủ ra toàn quốc
2: từ năm 2006 dự án PEDC thu thập và phổ biến dữ liệu bổ sung PDIS cho tất cả 64 tỉnh dự án, nếu Bộ GD&ĐT đồng ý sử dụng hồ sơ giáo viên trên toàn quốc. Điều này sẽ cho phép tổng hợp dữ liệu bậc tiểu học toàn quốc một cách chi tiết hơn của dự án PEDC/PED.
3: PMIS được chỉnh sửa để gộp dữ liệu PDIS bổ sung, nhưng ai sẽ chỉnh sửa và quản lý (Bộ GD&ĐT, SREM, hay PEDC ?).

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quách Tá Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)