Dekiemtra.nv6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Hiền | Ngày 18/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: dekiemtra.nv6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

đề tập làm văn 6 - bài viết số 3
( tiết 49, 50. tuần 13 )

Đề bài : Kể lại truyện “ Bánh chưng, bánh giày” theo ngôi kể mới.


Dàn bài – Biểu điểm :
Lưu ý: Truyện Bánh chưng, bánh giày trong VB được kể theo ngôi thứ3, nên theo yêu cầu của đề ra HS sẽ phải chọn ngôi kể khác để kể lại truyện , có thể là ngôi kể Vua Hùng hoặc Lang Liêu.. nhưng vẫn không làm thay đổi cốt truyện. Tuỳ ngôi kể sẽ lựa chọn cách xưng hô cho phù hợp.
1. Mở bài : Nêu tình huống truyện Vua Hùng đã già muốn tìm người nối ngôi, nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa lòng vua thì được truyền ngôi.
2. Thân bài : Trình bày diễn biến sự việc.
- Các lang đua nhau chuẩn bị lễ cúng, Lang Liêu lo lắng...
-Trong giấc mơ Lang Liêu được thần bảo cách làm lễ bằng 2 thứ bánh...
-Lang Liêu làm ra 2 thứ bánh độc đáo
- Mâm cỗ của Lang Liêu khiến Vua cha ưng ý và chàng được truyền ngôi, đặt tên cho 2 thứ bánh....
3. Kết bài : Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giày trong ngày tết và lời dặn dò của người kể chuyện.

* Yêu cầu: Bài viết mạch lạc, bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch sẽ, cách xưng hô phù hợp với ngôi kể, kể bằng lời văn của em.
* Biểu điểm : Nội dung 9 điểm
Hình thức 1 điểm

Người ra đề




Nguyễn Thị Thu Hiền













đề kiểm tra tiếng việt 6
Tiết 46- tuần 12
Phần I : Trắc nghiệm : ( 3 điểm )
Đơn vị cấu tạo của từ Tiếng Việt là:
A.Tiếng B. Từ C. Ngữ D. Câu
2. Lí do quan trọng nhất của việc mượn từ trong Tiếng Việt ?
A. Tiếng Việt chưa có từ biểu thị hoặc biểu thị không chính xác.
B. Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức.
C. Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển.
D. Nhằm làm phong phú vốn từ Tiếng Việt.
3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì?
A. Tiếng Hán B. Tiếng Pháp C. Tiếng Anh D. Tiếng Nga
4. Trong 4 cách chia loại từ phức sau, cách nào đúng?
A. Từ ghép và từ láy C. Từ phức và từ láy
B. Từ phức và từ ghép D. Từ đơn và từ phức
5. Nghĩa của từ là:
A. Nội dung sự vật mà từ biểu thị C. Nội dung khái niệm mà từ biểu thị
B. Nội dung tính chất mà từ biểu thị D. Nội dung ( Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...)
mà từ biểu thị.
6. Từ “ nao núng ” trong câu “ Sơn Tinh không hề nao núng ” có nghĩa là gì ?
A. Mất hoàn toàn niềm tin ở bản thân C. Lo sợ, không còn tin vào ai
B. Lung lay, không vững tin ở bản thân D. Dao động, đi không vững
7. Trong các từ sau có bao nhiêu từ một nghĩa : Xe đạp, mũi, hoa nhài, chân, toán học, già, cà pháo, đi ?:
A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu
8. Khi dùng từ thường mắc những lỗi sai nào?
A. Lặp từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)