Dekhaosat 12
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vân |
Ngày 26/04/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: dekhaosat 12 thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn thi: Địa lí
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Câu 1: Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta đa dạng là do có:
A. Sự đa dạng cây trồng. B. Địa hình đa dạng. C. Khí hậu phân hóa đa dạng. D. Đất đai đa dạng.
Câu 2: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, diện tích chăn thả lớn thì loài gia súc nào nuôi nhiều nhất ?
A. Bò. B. Trâu. C. Ngựa. D. Cừu.
Câu 3: Các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya xuất hiện ở đai cao nào của nước ta ?
A. Cận nhiệt gió mùa trên núi. B. Nhiệt đới gió mùa chân núi.
C. Ôn đới gió mùa trên núi. D. Nhiệt đới gió mùa trên núi.
Câu 4: Ven biển Nam Trung Bộ có nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển nên thuận lợi phát triển nghề:
A. Đánh bắt cá. B. Nuôi trồng thủy sản. C. Chế biển hải sản. D. Làm muối.
Câu 5: Nước ta đã thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm một triệu người là do:
A. Kế hoạch hóa gia đình thực hiện chưa tốt. B. Chính sách dân số của nước ta chưa triệt để.
C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao trên 2%. D. Qui mô dân số nước ta đông.
Câu 6: Khu vực đồi núi nước ta có các thế mạnh đối với phát triển kinh tế - xã hội là:
A. Đẩy mạnh thâm canh lúa nước, trồng cây hàng năm.
B. Giàu khoáng sản, thủy điện, chăn nuôi gia súc lớn.
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng lúa nước.
D. Trồng cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm.
Câu 7: Hiện tượng hoang mạc hóa đất đai ở duyên hải miền Trung do
A. Xâm nhập mặn. B. bão, áp thấp nhiệt đới. C. cát bay, cát chảy. D. gió mùa đông bắc.
Câu 8: Đường biên giới dài và địa hình hiểm trở nên việc phát triển kinh tế ở khu vực biên giới vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa:
A. Khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên. B. Tăng cường mối quan hệ hữu nghị với các nước.
C. Giao lưu buôn bán dễ dàng với các nước. D. Góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng.
Câu 9: Cho biểu đồ sau:
Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 1990 – 2010 ?
A. Tỉ trọng khu vực II tăng liên tục. B. Tỉ trọng khu vực III tăng 3,7%.
C. Tỉ trọng khu vực I giảm 17,7%. D. Tỉ trọng khu vực II tăng 14%.
Câu 10: Cho bảng số liệu:
GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng).
Năm
Tổng số
Nông - lâm - thủy sản
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
2000
441 646
108 356
162 220
171 070
2014
3 542 101
696 969
1 307 935
1 537 197
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)
Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000 – 2014, tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ tăng là:
A. 3,7%. B. 5,7%. C. 2,0%. D. 4,7%.
Câu 11: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta thể hiện ở:
A. Sông ngòi dày đặc, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
B. Sông ngòi nhiều nước, nhiều thác ghềnh, đào lòng mạnh.
C. Tổng lượng nước lớn, thủy chế theo mùa.
D. Lượng phù sa ít, nhiều nước và nhiều khúc uốn.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Cần Thơ có các ngành công nghiệp nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)