DecuongVan10
Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Hiếu |
Ngày 26/04/2019 |
96
Chia sẻ tài liệu: DecuongVan10 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 10 NĂM 2014 – 2015.
I. VĂN HỌC SỬ:
1. Tổng quan văn học Việt Nam:
- Những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam(văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam(văn học trung đại và văn học hiện đại).
- Các thể loại văn học dân gian: 12 thể loại thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Giá trị của VH dân gian: + Giá trị nhận thức
+ Giá trị giáo dục
+ Giá trị thẩm mĩ
- So sánh các đặc điểm của văn học dân gian và văn học viết:
Văn học dân gian
Văn học viết
Đặc điểm chung: Mang truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn học nước ngoài, hai nội dung lớn xuyên suốt là yêu nước và nhân đạo.
Ra đời sớm khi chưa có chữ viết
Ra đời khi có chữ viết
Sáng tác tập thể (nhân dân lao động)
Sáng tác cá nhân.
Truyền miệng
Chữ viết
Tồn tại trong đời sống nhân dân, trong các sinh hoạt của đời sống cộng đồng, đặc biệt là trong các lễ hội, diễn xướng …
Cố định thành văn bản viết, mang tính độc lập của một tác phẩm văn học, tồn tại qua văn bản được lưu giữ.
Vai trò làm nền của VH dân tộc.
Vai trò nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật của VH dân tộc.
- Con người Việt Nam qua văn học:
+ Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: nhận thức, cải tạo, chinh phục đầy gian khổ mà hào hùng thế giới tự nhiên để xây dựng đất nước và tích lũy hiểu biết.Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên.
+ Con người VN trong quan hệ quốc gia dân tộc: Dòng văn học yêu nước như Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập …. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học VN.
+ Con người VN trong quan hệ xã hội: Tố cáo phê phán thế lực chuyên quyền, cảm thông với những người dân bị áp bức, phản ánh hiện thực XH, ước mơ về một XH công bằng, tốt đẹp. VH xây dựng CNXH sau năm 1954 phản ánh quan hệ XH mới trong nhân dân.
+ Con người VN và ý thức về bản thân: Gồm ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng, khẳng định đạo lí làm người, hướng đến những phẩm chất cao đẹp của con người.
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam:
- Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng(Tính truyền miệng): Ra đời, tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.
Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể(Tính tập thể): Nhiều người tham gia, sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện về nội dung cũng như về nghệ thuật – là tài sản chung của tập thể.
Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng( tính thực hành): Nảy sinh trong các sinh hoạt cộng đồng, hoặc cá nhân( hát ru).
- Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam: gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: Là trí khôn của nhân dân, đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội và con người, là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết lại.
Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: Góp phần hình thành cho các thế hệ đời sau những phẩm chất tốt đẹp về tinh thần yêu nước, lòng vị tha, óc thực tiễn, tinh thần đấu tranh chống cái xấu trong xã hội, …
Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: Là kết tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của VH viết.
3.
Môn: Ngữ văn 10 NĂM 2014 – 2015.
I. VĂN HỌC SỬ:
1. Tổng quan văn học Việt Nam:
- Những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam(văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam(văn học trung đại và văn học hiện đại).
- Các thể loại văn học dân gian: 12 thể loại thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Giá trị của VH dân gian: + Giá trị nhận thức
+ Giá trị giáo dục
+ Giá trị thẩm mĩ
- So sánh các đặc điểm của văn học dân gian và văn học viết:
Văn học dân gian
Văn học viết
Đặc điểm chung: Mang truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn học nước ngoài, hai nội dung lớn xuyên suốt là yêu nước và nhân đạo.
Ra đời sớm khi chưa có chữ viết
Ra đời khi có chữ viết
Sáng tác tập thể (nhân dân lao động)
Sáng tác cá nhân.
Truyền miệng
Chữ viết
Tồn tại trong đời sống nhân dân, trong các sinh hoạt của đời sống cộng đồng, đặc biệt là trong các lễ hội, diễn xướng …
Cố định thành văn bản viết, mang tính độc lập của một tác phẩm văn học, tồn tại qua văn bản được lưu giữ.
Vai trò làm nền của VH dân tộc.
Vai trò nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật của VH dân tộc.
- Con người Việt Nam qua văn học:
+ Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: nhận thức, cải tạo, chinh phục đầy gian khổ mà hào hùng thế giới tự nhiên để xây dựng đất nước và tích lũy hiểu biết.Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên.
+ Con người VN trong quan hệ quốc gia dân tộc: Dòng văn học yêu nước như Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập …. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học VN.
+ Con người VN trong quan hệ xã hội: Tố cáo phê phán thế lực chuyên quyền, cảm thông với những người dân bị áp bức, phản ánh hiện thực XH, ước mơ về một XH công bằng, tốt đẹp. VH xây dựng CNXH sau năm 1954 phản ánh quan hệ XH mới trong nhân dân.
+ Con người VN và ý thức về bản thân: Gồm ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng, khẳng định đạo lí làm người, hướng đến những phẩm chất cao đẹp của con người.
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam:
- Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng(Tính truyền miệng): Ra đời, tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.
Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể(Tính tập thể): Nhiều người tham gia, sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện về nội dung cũng như về nghệ thuật – là tài sản chung của tập thể.
Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng( tính thực hành): Nảy sinh trong các sinh hoạt cộng đồng, hoặc cá nhân( hát ru).
- Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam: gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: Là trí khôn của nhân dân, đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội và con người, là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết lại.
Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: Góp phần hình thành cho các thế hệ đời sau những phẩm chất tốt đẹp về tinh thần yêu nước, lòng vị tha, óc thực tiễn, tinh thần đấu tranh chống cái xấu trong xã hội, …
Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: Là kết tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của VH viết.
3.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trung Hiếu
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)