De van vao 10
Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Nhung |
Ngày 17/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: de van vao 10 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Đ01-NV9-HSG9
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2007 - 2008
Môn : Ngữ Văn
Thời gian làm bài 150 phút
Đề gồm 2 câu trong một trang
Câu 1 (6 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Nắng bây giờ đã len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe ”
(“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)
Câu 2(14 điểm):
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hướng dẫn chấm
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2007 - 2008
Câu 1 (6 điểm):
A- Yêu cầu:
1. Nội dung:
- Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng đặc trưng của bức tranh thiên nhiên Sa Pa:
+ Màu sắc trong tranh hài hoà tươi sáng.
+ Đường nét sinh động.
- Thấy được bút pháp độc đáo của tác giả qua phép tu từ nhận hoá; cách chọn lọc chi tiết tiêu biểu; ngôn ngữ giàu chất thơ (gợi cảm, gợi hình tượng…).
- Đoạn văn bộc lộ sự cảm nhận tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.
2. Kỹ năng:
- Biết cách hình thành bài cảm nhận.
- Phân tích được những hình ảnh tiêu biểu.
- Diễn đạt lưu loát.
B- Cách cho điểm:
- Điểm 6: Như yêu cầu.
- Điểm 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên.
- Điểm 3 – 4: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu trên; diễn đạt có chỗ chưa trôi chảy.
- Điểm 1 – 2: Bài sơ sài.
Câu 2 (14 điểm):
A- Yêu cầu:
1. Nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được các ý :
- Hình ảnh bếp lửa trở đi trở lại suốt bài thơ gợi thời quá khứ đến những ngày hiện tại. Điều đó tạo nên sức truyền cảm của bài thơ.
- Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, yêu thương.
- Bếp lửa được nhen lên từ chính ngọn lửa lòng bà - Ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn truyền lửa cho các thế hệ nối tiếp – Bếp lửa vừa có ý nghĩa thực vừa trở thành biểu tượng của sự sống, niềm yêu thương, nghĩa tình, hy vọng, sức sống bền bỉ của con người.
- Hình ảnh bếp lửa càng được khắc sâu bởi giọng điệu, nhịp điệu và lối trùng điệp.
- Thông qua hình ảnh bếp lửa bộc lộ nỗi nhớ, tình thương, lòng kính yêu, biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình, với gia đình, với quê hương, đất nước.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2007 - 2008
Môn : Ngữ Văn
Thời gian làm bài 150 phút
Đề gồm 2 câu trong một trang
Câu 1 (6 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Nắng bây giờ đã len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe ”
(“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)
Câu 2(14 điểm):
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hướng dẫn chấm
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2007 - 2008
Câu 1 (6 điểm):
A- Yêu cầu:
1. Nội dung:
- Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng đặc trưng của bức tranh thiên nhiên Sa Pa:
+ Màu sắc trong tranh hài hoà tươi sáng.
+ Đường nét sinh động.
- Thấy được bút pháp độc đáo của tác giả qua phép tu từ nhận hoá; cách chọn lọc chi tiết tiêu biểu; ngôn ngữ giàu chất thơ (gợi cảm, gợi hình tượng…).
- Đoạn văn bộc lộ sự cảm nhận tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.
2. Kỹ năng:
- Biết cách hình thành bài cảm nhận.
- Phân tích được những hình ảnh tiêu biểu.
- Diễn đạt lưu loát.
B- Cách cho điểm:
- Điểm 6: Như yêu cầu.
- Điểm 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên.
- Điểm 3 – 4: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu trên; diễn đạt có chỗ chưa trôi chảy.
- Điểm 1 – 2: Bài sơ sài.
Câu 2 (14 điểm):
A- Yêu cầu:
1. Nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được các ý :
- Hình ảnh bếp lửa trở đi trở lại suốt bài thơ gợi thời quá khứ đến những ngày hiện tại. Điều đó tạo nên sức truyền cảm của bài thơ.
- Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, yêu thương.
- Bếp lửa được nhen lên từ chính ngọn lửa lòng bà - Ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn truyền lửa cho các thế hệ nối tiếp – Bếp lửa vừa có ý nghĩa thực vừa trở thành biểu tượng của sự sống, niềm yêu thương, nghĩa tình, hy vọng, sức sống bền bỉ của con người.
- Hình ảnh bếp lửa càng được khắc sâu bởi giọng điệu, nhịp điệu và lối trùng điệp.
- Thông qua hình ảnh bếp lửa bộc lộ nỗi nhớ, tình thương, lòng kính yêu, biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình, với gia đình, với quê hương, đất nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)