Đề Văn HSG 11 tỉnh Vĩnh Phúc 2011
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Linh |
Ngày 26/04/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Đề Văn HSG 11 tỉnh Vĩnh Phúc 2011 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011
(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------
Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà thơ Pháp Phrăngxoa Côpê: “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ”.
Câu 2 (7,0 điểm)
Tính điển hình của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
---------HẾT---------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011
(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Phường ích kỉ: Là những người chỉ biết sống cho riêng mình, không quan tâm đến người khác, luôn lo sợ người khác động chạm, nhờ vả mình. Những người đó luôn sống thu mình, không giao tiếp và khi cần giao tiếp bao giờ cũng tính đến cái lợi cho bản thân.
- Đôi mắt ráo hoảnh: cái nhìn lạnh lùng, không có tình cảm con người.
- Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ: Những người ích kỉ không bao giờ nhìn thấy mặt tốt đẹp mà chỉ nhìn thấy những mặt xấu của người khác.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định ý nghĩa đúng đắn: Câu nói của nhà thơ Pháp hoàn toàn đúng đắn, thể hiện cách nhìn, cách đánh giá phiến diện một chiều về con người của những kẻ ích kỉ. Người ích kỉ luôn coi trọng bản thân nên có cách nhìn, đánh giá cuộc đời, xã hội theo cách riêng của mình mà đặc trưng là xem thường, coi khinh người khác. Người ích kỉ không hề có sự đồng cảm sẻ chia. Vì vậy tất cả những ai không liên quan đến họ, không đem lại lợi ích cho họ đều là kẻ xấu xa. Đây là cách nhìn nhận sai trái cần loại bỏ.
- Cách nhìn nhận đúng đắn về con người:
+ Để có cách nhìn nhận, đánh giá đúng về con người cần sống vị tha, nhân ái, đặt mình vào vị thế của người khác để hiểu rõ hoàn cảnh của họ.
+ Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, cần nhìn nhận đánh giá đầy đủ, toàn diện, cố gắng nhìn ra những mặt tốt của họ để dễ dàng thông cảm, tha thứ.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Sống hoà mình vào tập thể cộng đồng, không ích kỉ, vụ lợi cá nhân.
- Đấu tranh chống những biểu hiện của lối sống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa, hướng tới xã hội tốt đẹp.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh cần phân tích làm sáng tỏ tính điển hình của nhân vật Chí Phèo của Nam Cao. Song trước khi đi
-------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011
(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------
Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà thơ Pháp Phrăngxoa Côpê: “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ”.
Câu 2 (7,0 điểm)
Tính điển hình của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
---------HẾT---------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011
(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Phường ích kỉ: Là những người chỉ biết sống cho riêng mình, không quan tâm đến người khác, luôn lo sợ người khác động chạm, nhờ vả mình. Những người đó luôn sống thu mình, không giao tiếp và khi cần giao tiếp bao giờ cũng tính đến cái lợi cho bản thân.
- Đôi mắt ráo hoảnh: cái nhìn lạnh lùng, không có tình cảm con người.
- Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ: Những người ích kỉ không bao giờ nhìn thấy mặt tốt đẹp mà chỉ nhìn thấy những mặt xấu của người khác.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định ý nghĩa đúng đắn: Câu nói của nhà thơ Pháp hoàn toàn đúng đắn, thể hiện cách nhìn, cách đánh giá phiến diện một chiều về con người của những kẻ ích kỉ. Người ích kỉ luôn coi trọng bản thân nên có cách nhìn, đánh giá cuộc đời, xã hội theo cách riêng của mình mà đặc trưng là xem thường, coi khinh người khác. Người ích kỉ không hề có sự đồng cảm sẻ chia. Vì vậy tất cả những ai không liên quan đến họ, không đem lại lợi ích cho họ đều là kẻ xấu xa. Đây là cách nhìn nhận sai trái cần loại bỏ.
- Cách nhìn nhận đúng đắn về con người:
+ Để có cách nhìn nhận, đánh giá đúng về con người cần sống vị tha, nhân ái, đặt mình vào vị thế của người khác để hiểu rõ hoàn cảnh của họ.
+ Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, cần nhìn nhận đánh giá đầy đủ, toàn diện, cố gắng nhìn ra những mặt tốt của họ để dễ dàng thông cảm, tha thứ.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Sống hoà mình vào tập thể cộng đồng, không ích kỉ, vụ lợi cá nhân.
- Đấu tranh chống những biểu hiện của lối sống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa, hướng tới xã hội tốt đẹp.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh cần phân tích làm sáng tỏ tính điển hình của nhân vật Chí Phèo của Nam Cao. Song trước khi đi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)