DE VAN 6- 45-

Chia sẻ bởi Ninh Thị Loan | Ngày 17/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: DE VAN 6- 45- thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:



PHÒNG GD & ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG.
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG.
ĐỀ KIỂM TRA, NĂM HỌC 2013- 2014.
MÔN: NGỮ VĂN 6.
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1. (2 điểm):
Chép lại theo trí nhớ khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2. (2 điểm):
Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ?
- Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Tố Hữu)
- Những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục
(Chính Hữu)
Câu 3:(6 điểm):
Dựa vào văn bản “Mưa” của Trần Đăng Khoa, em hãy tả lại trận mưa rào ở quê em?(Bài viết khoảng một trang)


-------- hết --------




















PHÒNG GD & ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG.
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA NĂM HỌC 2013- 2014.
MÔN: NGỮ VĂN 6.
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)


CÂU
ĐÁP ÁN.
BIỂU ĐIỂM




1
- Chép chính xác đầy đủ khổ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
(Mắc từ 5 lỗi trở lên trừ 0,25 điểm)
- Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

1,5đ





0,5đ




2

* Xác định đúng hoán dụ (Mỗi phép hoán dụ đúng 0,5 điểm)
- Áo chàm
- Cả nước
* Xác định đúng mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ (Mỗi ý đúng là 0,5 điểm):
- Áo chàm: Người dân Việt Bắc -> Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật.
- Cả nước: Người dân sống trên đất nước -> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.














3
1.Yêu cầu:
* Hình thức:
Học sinh cần nắm được:
- Xác định đúng thể loại: Miêu tả.
- Bố cục: 3 phần.
- Phần thân bài có những đoạn văn tả cảnh theo trình tự miêu tả trận mưa rào trong văn bản “Mưa” của Trần Đăng Khoa.
- Biết vận dụng các kiểu câu dấu câu, từ loại để miêu tả hợp lí, đặc biệt biết vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp tu từ vào tả cảnh làm nổi bật cảnh cần tả, tạo câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Vận dụng sự hiểu biết và kĩ năng làm văn miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Văn viết trôi chảy, mạch lạc, câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu.
* Nội dung cụ thể:
a, Mở bài:
Dựa vào văn bản “Mưa” HS giới thiệu được đối tượng tả trận mưa rào ở làng quê.
b, Thân bài:
HS chọn những cảnh vật, con vật tiêu biểu đã được nhắc tới trong văn bản “Mưa” để miêu tả sáng tạo bằng lời văn của mình. Tập trung vào 3 cảnh:
- Cảnh lúc sắp mưa:
+ Không khí oi bức.
+ Trời tối, mây đen kéo đến ùn ùn.
+ Kiến đen kéo đầy đường, đàn gà tìm nơi ẩn nấp.
+ Gió thổi mạnh, cây cối trong vườn nghiêng ngả.
+ Sấm chớp rạch ngang bầu trời.
- Cảnh lúc đang mưa:
+ Tiếng mưa: Ù ù, lộp bộp, ..., xối xả cả bầu trời mù trắng nước.
+ Cây cối, vạn vật thỏa thích tắm gội trong mưa.
+ Lũ trẻ tung tăng tắm mưa.
- Quang cảnh sau khi mưa:
+ Hồ ao đầy nước.
+ Bầu trời quang đãng, sáng sủa.
+ Cây cối xanh mượt.
+ Đường thôn ngõ xóm tấp nập người đi lại.
c, Kết bài:
Cảm xúc và tâm trạng của em về trận mưa.
2. Biểu điểm:
* Bài đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc,...
* Đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, còn vài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ninh Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)