Đề Văn 11-HK2-S4

Chia sẻ bởi Trưng Vương Quy Nhơn | Ngày 26/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Đề Văn 11-HK2-S4 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 (NÂNG CAO)
Mã đề thi 132

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Học sinh kẽ vào tờ bài làm và chọn câu trả lời đúng nhất điền vào bảng theo mẫu sau:
Mã đề
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

132
Đáp án













Câu 1: Từ kịp trong câu thơ: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó- Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn Vĩ Dạ) gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả?
A. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương
B. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương
C. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương
D. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian
Câu 2: Trong bài thơ "Hầu Trời", tác phẩm Khối tình con được Tản Đà xếp vào loại văn nào?
A. Văn tiểu thuyết B. Văn vị đời C. Văn thuyết lí D. Văn chơi
Câu 3: Lối diễn đạt trong câu thơ cuối của bài "Tôi yêu em" của Pu-skin cho thấy điều gì trong tình yêu của nhân vật trữ tình?
A. Sự đắm say, mãnh liệt B. Sự chân thành, cao thượng
C. Sự vồ vập, cuống quýt D. Sự khéo léo, lịch sự
Câu 4: Hình tượng thơ trong bài "Chiều tối" của Hồ Chí Minh không vận động theo hướng nào?
A. Từ mỏi mệt đến phấn chấn B. Từ lạnh lẽo đến ấm áp
C. Từ tĩnh đến động D. Từ con người đến thiên nhiên
Câu 5: Giữa dòng thơ: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa" (Vội vàng), Xuân Diệu đặt một dấu chấm câu đột ngột nhằm chủ yếu tạo hiệu quả gì?
A. Tạo cảm giác đứt gãy, hụt hẫng vì niềm vui không trọn vẹn
B. Tạo thêm sức mạnh ám ảnh thời gian
C. Nhấn mạnh nỗi buồn lo "vội vàng"
D. Tạo sự đối lập giữa "sung sướng" với "vội vàng"
Câu 6: Ý nghĩa đặc biệt của việc đánh giá trong bài văn "Ba cống hiến vĩ đại của Các-Mác" của Ăng-ghen là:
A. Sự đánh giá của đối thủ về một vĩ nhân
B. Sự đánh giá của một vĩ nhân đối với một vĩ nhân
C. Sự đánh giá của một người nổi tiếng dành cho một vĩ nhân
D. Sự đánh giá của người hâm mộ đối với một vĩ nhân
Câu 7: Tại sao Giăng Van-giăng nói với Gia-ve "Tôi biết là anh muốn gì rồi" mà không phải là "Tôi biết là anh đến để bắt tôi"?
A. Giăng Van-giăng không muốn Phăng-tin biết sự thật
B. Giăng Van-giăng không muốn mất thể diện trước Phăng-tin và bà xơ
C. Giăng Van-giăng không muốn những người đang có mặt ở đó ác cảm với Gia-ve
D. Giăng Van-giăng không muốn nói thẳng vào một sự thật quá phũ phàng với bản thân
Câu 8: Cái nhìn của Gia-ve "phóng vào Giăng Van-giăng" được tác giả so sánh với cái gì?
A. Tia chớp B. Con dao C. Cái móc sắt D. Cái đinh
Câu 9: Đoạn cuối truyện "Người trong bao" của Sê-khốp được trần thuật với giọng điệu nào?
A. Lạnh lùng, tàn nhẫn B. Phân trần, giãi bày
C. Giễu cợt, châm biếm D. Cảm thông, thương xót
Câu 10: Hình ảnh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng - Xuân Diệu) là một so sánh rất Xuân Diệu. Căn cứ vào đâu là chủ yếu để có thể nói như vậy?
A. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu luôn đầy sắc dục, tình tứ
B. Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy niềm đam mê và hương vị của tình yêu
C. Xuân Diệu thường lấy vẻ đẹp con người, sự sống làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp
D. Xuân Diệu thường có những liên tưởng, so sánh rất táo bạo
Câu 11: Lớp từ ngữ nào sau đây được sử dụng nhiều nhất trong văn bản chính luận?
A. Lớp từ ngữ địa phương B. Lớp từ ngữ chính trị
C. Lớp từ ngữ phong cách sinh hoạt D. Lớp từ ngữ khoa học
Câu 12: Theo tác giả Phan Châu Trinh trong bài diễn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trưng Vương Quy Nhơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)