Đề Văn 11-HK2-S2

Chia sẻ bởi Trưng Vương Quy Nhơn | Ngày 26/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề Văn 11-HK2-S2 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC

ĐỀ THI CHÍNH THỨC - LỚP : 11 - CTC
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề



Mã đề: 162

PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM – 15 PHÚT)

Câu 1. Nhận định nào không phù hợp với đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn trích sau:
Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này ( Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội nước ta).
A. Đoạn văn dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội: tự do, độc lập, đoàn thể, xã hội chủ nghĩa, truyền bá…
B. Quan hệ ý nghĩa giữa các câu chặt chẽ, lôgic nhờ thủ pháp liên kết đề - thuyết giữa các câu
C. Câu văn có kết cấu chặt chẽ, sử dụng câu phức hợp với các quan hệ từ
D. Sử dụng biện pháp điệp ngữ để nhấn mạnh
Câu 2. Tại sao bài Tiểu luận Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh - Hoài Chân được xem là mẫu mực của thể nghị luận văn học ?
A. Vì ngôn ngữ của bài viết giàu hình ảnh mà lại ngắn gọn, súc tích.
B. Vì tác giả đã có nhiều nhận định xác đáng về tinh thần của thơ mới.
C. Vì nó mang đậm sắc thái văn chương thể hiện ở cách dùng từ chính xác, tinh tế.
D. Vì cách viết vừa có tính khoa học, chặt chẽ của văn chính luận vừa đậm đà sắc thái văn chương.
Câu 3. Hình ảnh `Sơn thôn thiếu nữ" trong bài thơ Mộ (chiều tối) có ý nghĩa:
A. Hình ảnh con người không tác động gì đến khung cảnh thiên nhiên.
B. Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cảnh vật thêm lạnh lẽo, hoang vu
C. Nhân vật trữ tình động lòng thương xót với những con người phải sống quẩn quanh, tẻ nhạt nơi rừng núi hoang vu.
D. Vẻ đẹp bình dị của sự sống con người làm cho bức tranh thiên nhiên đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp.
Câu 4. Cho biết đoạn văn sau sử dụng thao tác lập luận gì? "Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chứa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?"
A. Bác bỏ. B. Phân tích. C. So sánh. D. Bình luận.
Câu 5. "Bài thơ vừa đem đến cho người đọc bức tranh nhiên thiên đặc trưng của hoa cỏ núi sông một vùng miền Trung nước Việt, vừa cho người ta thấy được vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu thời thơ mới". Đó là bài thơ nào?
A. Vội vàng (Xuân Diệu) B. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
C. Tương tư (Nguyễn Bính) D. Tràng Giang (Huy Cận)
Câu 6. Vích - to Huy- gô được xem là chủ soái của nền văn học:
A. Lãng mạn B. Tự nhiên C. Cách mạng D. Hiện thực
Câu 7. Lựa chọn những nội dung thể hiện đúng và đủ các đặc điểm loại hình của tiếng Việt?
A. Tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu ở phương thức trật tự từ và hư từ.
B. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, từ không biến đổi hình thái.
C. Trong tiếng Việt, âm tiết là cơ sở, từ không biến đổi hình thái.
D. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: Tiếng là đơn vị cơ sở; Từ không biến đổi hình thái; Ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu ở phương thức trật tự từ và hư từ.
Câu 8. Dòng nào nói không đúng về thao tác lập luận bình luận?
A. Khẳng định cái hay, cái tốt, cái lợi B. Cổ vũ, kêu gọi cái mới ra đời
C. Lên án cái xấu, cái hại D. Phê bình cái sai, cái dở
Câu 9. Trong bài thơ Tràng giang, Huy Cận đã khắc sâu sự cô liêu của cảnh trời chiều, sông nước bằng cách nào?
A. Miêu tả phiên chợ chiều thưa thớt người.
B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trưng Vương Quy Nhơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)