Đề Văn 10-k2-S3

Chia sẻ bởi Trưng Vương Quy Nhơn | Ngày 26/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề Văn 10-k2-S3 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD-ĐT BINH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2010-2011
MÔN :NGỮ VĂN –LỚP 10 (CƠ BẢN)
Thời gian làm bài:90 phút



Mã đề thi 101

Họ và tên học sinh :........................................................................SBD:...................Lớp..............................
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm)
Học sinh kẽ vào tờ bài làm và chọn câu trả lời đúng nhất điền vào bảng theo mẫu sau :
Mã đề
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

101
Đáp án














Câu 1: Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng nào là cơ bản nhất?
A .Tính hình tượng. B. Tính truyền cảm. C. Tính cá thể hóa. D. Cả ba phương án.
Câu 2: Câu thơ: “ Đau đớn thay phận đàn bà/Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”nằm trong tác phẩm:
A. Truyện Kiều. B. Văn chiêu hồn.
C. Độc Tiểu Thanh kí. D. Nam trung tạp ngâm.
Câu 3: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Du cho văn học dân tộc chính là:
A. Về Thể loại B. Về Ngôn ngữ C. Về phong cách D. Về bút pháp.
Câu 4: Dòng nào sau đây nêu không đúng mục đích của lập luận trong văn nghị luận?
A. Lập luận nhằm đưa đến một tư tưởng. B. Lập luận nhằm đưa đến một quan điểm.
C. Lập luận nhằm đưa đến một tình cảm. D. Lập luận nhằm đưa đến một thái độ.
Câu 5: Nghệ thuật đặc sắc nhất của Tựa “Trích diễm thi tập” của Hòang Đức Lương chính là ?
A. Lập luận chặt chẽ. B. Ngôn ngữ trong sáng.
C. Tấm lòng trung thực D. Hình ảnh tiêu biểu.
Câu 6: Trong các cách thức thuyết minh dưới đây , cách thức nào đòi hỏi người thuyết minh phải kể ra những bộ phận nhỏ , cụ thể được chứa đựng trong bộ phận lớn hơn hoặc trong toàn thể ?
A. So sánh B. Phân loại C. Liệt kê D. Cả B và C đều đúng
Câu 7: Chữ bạc trong câu Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên(“Trao Duyên” -Truyện Kiều-Nguyễn Du) không đồng nghĩa với chữ bạc trong dòng nào dưới đây?
A. Lễ bạc tâm thành B. Tóc bạc da mồi C. Phận bạc như vôi D. Bội tình bạc nghĩa
Câu 8: Tâm trạng của Kiều lúc “Trao duyên” là gì?
A. xót xa đau đớn tột. cùng. B. Giằng xé đau thương,đầy mâu thuẫn.
C. Dùng dằng nuối tiếc,khó xử. D. Phức tạp,ngổn ngang,bối rối
Câu 9: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau :
Cậy em , em có …
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa .
A. Nghe lời B. Vâng lời C. Chịu lời D. Nhận lời
Câu 10: Những nhận xét nào sau đây về tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” là chưa chính xác?
A. Nhân nghĩa là tư tưởng chiến lược xuyên suốt toàn bài cáo.
B. Bài cáo đã miêu tả khí thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại thảm hại của quân Minh bằng một giọng văn hùng tráng đầy sảng khoái.
C. “Đại cáo bình Ngô” là bản anh hùng ca ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước và tinh thần độc lập tự cường của quân và dân ta.
D. Trung quân là tư tưởng chiến lược xuyên suốt bài cáo.
Câu 11: “Đại cáo bình Ngô”của Nguyến Trãi không hướng về chủ đề nào?
A. Tư tưởng Nho giáo. B. Tư tưởng nhân nghĩa.
C. Tư tưởng độc lập dân tộc. D. Tư tưởng yêu nước.
Câu 12: Dòng nào sau đây không thể hiện yêu cầu về việc sủ dụng tiếng Việt về từ ngữ?
A. Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo.
B. Cần dùng từ ngữ đúng với ý nghĩa.
C. Cần dùng từ ngữ đúng với đặc điểm ngữ pháp.
D. Cần dùng từ ngữ đúng với cách phát âm

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Anh (chị) hãy làm rõ bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích: “Trao duyên” (trích: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
--------------------------------------------------------- HẾT ----------

SỞ GD-ĐT BINH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT HÙNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trưng Vương Quy Nhơn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)