Đề và đáp án thi HSG 15-16
Chia sẻ bởi Phan Thị Thanh Thủy |
Ngày 17/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án thi HSG 15-16 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HUYỆN Ý YÊN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề gồm 01 trang
Câu 1. (4 điểm)
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau:
a. Mẹ hỏi cây Kơ-nia:
- Rễ mày uống nước đâu?
- Uống nước nguồn miền Bắc.
(Bóng cây Kơ-nia – Nguyễn Ngọc Anh)
b. Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!
(Mẹ Tơm - Tố Hữu)
c. Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Về thăm nhà Bác - Nguyễn Đức Mậu)
d. Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh, lúa tốt vấn vương tơ tằm.
(Ca dao)
Câu 2. (6 điểm)
Dựa vào bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, em hãy viết một đoạn văn tả, nêu cảm nghĩ của mình về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm.
Câu 3. (10 điểm)
Quê hương em đang ngày càng tươi đẹp, hãy miêu tả buổi sáng mùa xuân trên quê hương em.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn : Ngữ Văn 6
Câu 1. (4 điểm)
a.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa – Uống nước nguồn miền Bắc (0,5 đ)
- Tác dụng: trả lời thay cho đồng bào Tây Nguyên, lòng luôn nhớ về miền Bắc…(0,5 đ). Học sinh có thể chỉ thêm biện pháp tu từ nhân hóa “mày”
b.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ và so sánh - những trái tim như ngọc sáng ngời (0,5đ)
- Tác dụng: “những trái tim” – chỉ những con người anh dũng kiên cường…. làm tăng sức gợi hình ảnh, gợi cảm xúc: ngợi ca, trân trọng … (0,5 đ)
c.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ - thắp, lửa hồng. (0,5 đ)
- Tác dụng: Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã dùng các hình ảnh ẩn dụ thắp, lửa hồng để chỉ hàng rào hoa râm bụt trước nhà Bác Hồ ở làng Sen. Những hình ảnh ẩn dụ trên làm tăng sức gợi hình cho câu thơ. (Đọc câu thơ, người đọc như thấy được những chùm hoa râm bụt khe khẽ đung đưa trong gió như là ngọn lửa đang cháy). (0,5 đ)
d.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ - mồ hôi (0,5 đ)
- Tác dụng: Mồ hôi đã gợi lên sức lao động của con người, có sức lao động là sẽ có ….. Những hình ảnh hoán dụ trên làm tăng sức gợi hình cho câu thơ. .. (0,5 đ)
Câu 2. (6 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh viết thành một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, trong đó phải bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng.
- Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp
b. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh dựa vào bài thơ “Lượm” để miêu tả và bộc lộ cảm xúc về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. Đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Lượm là chú bé liên lạc nhanh nhẹn, dũng cảm, hồn nhiên và đáng yêu...
- Chuyến đi công tác cuối cùng rất nguy hiểm nhưng Lượm vẫn dũng cảm lao qua làn đạn để đưa thư...
- Lượm hy sinh anh dũng nhưng vẫn mỉm cười thanh thản...
- Học sinh bộc lộ được cảm xúc: yêu mến, cảm phục, là tấm gương sáng để noi theo...
c. Thang điểm:
- Từ 5,0 đến 6,0 điểm: Viết đoạn văn hoàn chỉnh đúng thể loại, đảm bảo các yêu cầu về nội dung, trình bày sạch đẹp.
- Từ 3,0 đến 4,5 điểm: Viết đoạn văn hoàn chỉnh đúng thể loại, đảm bảo các yêu cầu cơ bản về nội dung. Nhưng bộc lộ cảm xúc chưa tốt, còn thiếu một số chi tiết.
- Từ 1,0 đến 2,5 điểm: Viết đoạn văn chưa chặt chẽ, thiếu nhiều chi tiết, bộc lộ cảm xúc không rõ ràng
Lưu ý:
- Về hình thức: Nếu học sinh không viết thành một đoạn văn mà vẫn đảm bảo nội
HUYỆN Ý YÊN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề gồm 01 trang
Câu 1. (4 điểm)
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau:
a. Mẹ hỏi cây Kơ-nia:
- Rễ mày uống nước đâu?
- Uống nước nguồn miền Bắc.
(Bóng cây Kơ-nia – Nguyễn Ngọc Anh)
b. Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!
(Mẹ Tơm - Tố Hữu)
c. Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Về thăm nhà Bác - Nguyễn Đức Mậu)
d. Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh, lúa tốt vấn vương tơ tằm.
(Ca dao)
Câu 2. (6 điểm)
Dựa vào bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, em hãy viết một đoạn văn tả, nêu cảm nghĩ của mình về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm.
Câu 3. (10 điểm)
Quê hương em đang ngày càng tươi đẹp, hãy miêu tả buổi sáng mùa xuân trên quê hương em.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn : Ngữ Văn 6
Câu 1. (4 điểm)
a.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa – Uống nước nguồn miền Bắc (0,5 đ)
- Tác dụng: trả lời thay cho đồng bào Tây Nguyên, lòng luôn nhớ về miền Bắc…(0,5 đ). Học sinh có thể chỉ thêm biện pháp tu từ nhân hóa “mày”
b.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ và so sánh - những trái tim như ngọc sáng ngời (0,5đ)
- Tác dụng: “những trái tim” – chỉ những con người anh dũng kiên cường…. làm tăng sức gợi hình ảnh, gợi cảm xúc: ngợi ca, trân trọng … (0,5 đ)
c.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ - thắp, lửa hồng. (0,5 đ)
- Tác dụng: Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã dùng các hình ảnh ẩn dụ thắp, lửa hồng để chỉ hàng rào hoa râm bụt trước nhà Bác Hồ ở làng Sen. Những hình ảnh ẩn dụ trên làm tăng sức gợi hình cho câu thơ. (Đọc câu thơ, người đọc như thấy được những chùm hoa râm bụt khe khẽ đung đưa trong gió như là ngọn lửa đang cháy). (0,5 đ)
d.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ - mồ hôi (0,5 đ)
- Tác dụng: Mồ hôi đã gợi lên sức lao động của con người, có sức lao động là sẽ có ….. Những hình ảnh hoán dụ trên làm tăng sức gợi hình cho câu thơ. .. (0,5 đ)
Câu 2. (6 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh viết thành một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, trong đó phải bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng.
- Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp
b. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh dựa vào bài thơ “Lượm” để miêu tả và bộc lộ cảm xúc về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. Đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Lượm là chú bé liên lạc nhanh nhẹn, dũng cảm, hồn nhiên và đáng yêu...
- Chuyến đi công tác cuối cùng rất nguy hiểm nhưng Lượm vẫn dũng cảm lao qua làn đạn để đưa thư...
- Lượm hy sinh anh dũng nhưng vẫn mỉm cười thanh thản...
- Học sinh bộc lộ được cảm xúc: yêu mến, cảm phục, là tấm gương sáng để noi theo...
c. Thang điểm:
- Từ 5,0 đến 6,0 điểm: Viết đoạn văn hoàn chỉnh đúng thể loại, đảm bảo các yêu cầu về nội dung, trình bày sạch đẹp.
- Từ 3,0 đến 4,5 điểm: Viết đoạn văn hoàn chỉnh đúng thể loại, đảm bảo các yêu cầu cơ bản về nội dung. Nhưng bộc lộ cảm xúc chưa tốt, còn thiếu một số chi tiết.
- Từ 1,0 đến 2,5 điểm: Viết đoạn văn chưa chặt chẽ, thiếu nhiều chi tiết, bộc lộ cảm xúc không rõ ràng
Lưu ý:
- Về hình thức: Nếu học sinh không viết thành một đoạn văn mà vẫn đảm bảo nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Thanh Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)