Đề và đáp án thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 6

Chia sẻ bởi Đinh Nguyễn Hải Ngọc | Ngày 17/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6 THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2012- 2013 MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1 (4,0 điểm):
"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người." (Cây tre Việt Nam- Thép Mới)
Hãy xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2. (4,0 điểm):
Cuối đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
Câu 3. (12,0 điểm):
Dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ (Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), em hãy đóng vai anh đội viên kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.

Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 6 môn Ngữ văn
Câu 1. (4,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh có thể trình bày thành đoạn văn hoặc trình bày theo ý.
Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
Dùng từ, đặt câu chuẩn xác, không mắc các lỗi về chính tả.
* Yêu cầu về nội dung:
Xác định phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên là phép nhân hóa: Tre có hoạt động chống giặc ngoại xâm, có tình cảm yêu quê hương, đất nước, có đức hi sinh như con người.   1,5 điểm
Phân tích được tác dụng của phép nhân hoá:
Ca ngợi vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất quý báu của cây tre. Đó là vẻ đẹp của sự kiên cường,bất khuất, vẻ đẹp của tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ cuộc sống yên bình của quê hương, đất nước. 1,5 điểm
Khẳng định: cây tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 1,0 điểm
Câu 2. (4,0 điểm):
* Yêu cầu về kĩ năng:
HS trình bày thành một đoạn văn, có kết cấu, bố cục hoàn chỉnh.
Biết dựa vào nội dung và chủ đề của văn bản để viết.
Sử dụng ngôi thứ nhất, vai Dế Mèn.
Tình cảm thể hiện tự nhiên, chân thực.
Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Dùng từ, đặt câu chuẩn xác.
* Yêu cầu về nội dung kiến thức:
Cần phải đạt được các nội dung sau:
Giới thiệu được thời gian, không gian diễn ra sự việc dẫn đến tâm trạng: Bãi cỏ ven sông, hoàng hôn đang xuống, không gian vắng lặng...
Thấy hối hận vì đã bày trò trêu chọc chị Cốc để gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
Muốn thay đổi sự việc đáng tiếc đã sảy ra nhưng không còn cơ hội.
Tự suy ngẫm về bài học đường đời đầu tiên: không nên kiêu căng, xốc nổi kẻo mang hoạ vào thân.
* Cách cho điểm:
Điểm 4: bài làm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh.
Điểm 3: bài làm về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, tuy nhiên còn mắc các lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, đặt câu.
Điểm 2: kỹ năng xây dựng đoạn văn chưa tốt, đáp ứng được cơ bản yêu cầu về nội dung, còn mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
Điểm 1: không có kỹ năng xây dựng đoạn văn, trình bày được ít yêu cầu về nội dung
Câu 3. (12,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Dựa trên trí tưởng tượng và nội dung bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, học sinh biết xây dựng một câu chuyện có bố cục đầy đủ, trình bày diễn biến diễn biến các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lí từ văn bản thơ.
Xác định đúng ngôi kể (ngôi thứ nhất – Anh đội viên).
Lời kể tự nhiên, sinh động, biết sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí.
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể  trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng chuyện kể phải theo diễn biến sự việc như trình tự bài thơ và nêu được các ý cơ bản như sau:
* Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: tôi (anh đội viên) được ở cùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Nguyễn Hải Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)