ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN HK 1 KHỐI 11

Chia sẻ bởi Đinh Quang Phương | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN HK 1 KHỐI 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX)
Chương trình chuẩn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là Ngữ cảnh? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? (1 điểm)
Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ sau: (1điểm)
Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Giải thích lí do tác giả dùng từ cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.


Câu 2: (3 điểm)
a. Chép lại bài thơ Tự Tình (bài II) của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương? (1 điểm).
b. Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? (2 điểm).


Câu 3: (5 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.

............................. Hết .............................




Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................


SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX)
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
CÂU 1: (2 điểm).
a. Khái niệm Ngữ Cảnh và các nhân tố của Ngữ Cảnh (1 điểm):
Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được lới nói (0.5 điểm).
Các nhân tố của Ngữ cảnh: Nhân vật giao tiếp, bối cảnh giao tiếp rộng, bối cảnh giao tiếp hẹp, hiện thực được đề cập đến và văn cảnh (0.5 điểm).
Lưu ý: Mỗi ý được 0.5 điểm
b. Từ đồng nghĩa với từ Cậy, từ chịu trong câu thơ (0.5 điểm):
Từ đồng nghĩa với từ cậy là từ nhờ (0.25 điểm)
Từ đồng nghĩa với từ chịu là nhận, nghe, vâng (0.25 điểm)
* Giải thích: (0.5 điểm)
+ Cậy: Thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác
( Thúy Kiều tin tưởng Thúy Vân có thể giúp mình nhận lời lấy Kim Trọng.
+ Chịu: Thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng
( Thúy Kiều dùng từ chịu để nói rằng việc thay thế là việc có thể Thúy Vân không ưng ý hãy vì tình chị em mà nhận lời.
+ Nhận: Sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.
+ Nghe, vâng: Đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.
Lưu ý: 02 ý được 0.25 điểm
CÂU 2: (3 điểm)
Chép bài thơ Tự Tình (bài II) của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương (1 điểm):
Chép đúng bài thơ: 1 điểm
Chép sai 02 từ hoặc thiếu 1 câu: trừ 0.5 điểm
Sai 02 lỗi chính trả: trừ 0.25 điểm
Sai 04 lỗi chính tả: trừ 0.5 điểm
Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: 0 điểm
Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam (2 điểm):
Chuyến tàu là biểu tượng của sự sống đáng sống: một thế giới khác hẳn (0.25 điểm).
Con tàu là một thế giới khác hẳn với ánh đèn lấp lánh, các toa tàu tràn ngập ánh sáng…khác hẳn với ánh đèn nhỏ của chị Tí (0.25 điểm).
Liên hồi tưởng về Hà Nội, về quá khứ êm đẹp của mình (0.25 điểm)
Thể hiện niềm trân trọng, lòng thương xót những kiếp người đang sống quẩn quanh, nhỏ bé nơi phố huyện. Thức tỉnh họ, hãy cố vương ra ánh sáng (0.25 điểm).
CÂU 3 : (5 điểm)
I. VỀ KIẾN THỨC:
- Giới thiệu vài nét khái quát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Quang Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)