ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPTQG 2016

Chia sẻ bởi Lê Thị Huyền Trang | Ngày 27/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPTQG 2016 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
---------------------------------
KỲ THI KSCĐ LỚP 12 – LẦN I, NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
(50 câu trắc nghiệm)
---------------------------------



Mã đề thi: 139


SBD: ………………… Họ và tên thí sinh: ………………………………………..……………….....

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza
B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản)
D. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn
Câu 2: Cho các thành phần
(1) mARN của gen điều hòa; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
A. (1), (2) và (3) B. (2) và (3) C. (2), (3) và (4) D. (3) và (5)
Câu 3: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng
A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.
D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
Câu 4: Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST:
- (1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
- (2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.
- (3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.
- (4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.
- (5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Những phát biểu đúng là:
A. (2), (3), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (4), (5). D. (1), (2), (4).
Câu 5: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclênôtit.
C. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A D. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X.
Câu 6: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
A. 11nm. B. 30nm. C. 2nm. D. 300nm.
Câu 7: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:
3’TAX – AAG – GAG – AAT – GTT- TTA – XXT – XGG- GXG – GXX – GAA – ATT 5’
Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) môi trường cung cấp cho gen đột biến tổng hợp (Tính cả a.a mở đầu) là:
A. 7 aa. B. 6aa. C. 4 aa. D. 5 aa.
Câu 8: Một gen cấu trúc có vùng mã hoá gồm 5 intron đều bằng nhau và 6 đoạn êxôn có kích thước bằng nhau. Biết mỗi đoạn exon dài gấp ba lần mỗi đoạn intron. Phân tử mARN trưởng thành được phiên mã từ gen này mã hoá chuỗi pôli peptit gồm 359 axit amin (tính cả axit amin mở đầu). Chiều dài của vùng mã hoá của gen là
A. 9792 Å. B. 4896 Å. C. 5202 Å. D. 4692 Å.
Câu 9: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 10%. B. 20%. C. 40%. D. 30%.
Câu 10: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
B. Khi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Huyền Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)