Đề và ĐÁP ÁN CHI TIẾT THI THPTQG 2017- BẮC NINH

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Hợp | Ngày 26/04/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: Đề và ĐÁP ÁN CHI TIẾT THI THPTQG 2017- BẮC NINH thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH

ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: Sinh học lớp 12
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
(40 câu trắc nghiệm)




Mã đề: 501

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ...........................................

Câu 1: Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15 ?
A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(1) Một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin.
(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
(4) Phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
(5) Liên kết bổ sung A - U, G - X chỉ có trong cấu trúc của phân tử tARN và rARN.
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 3: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định chiều hướng tiến hóa ?
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 4: Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen  thực hiện quá trình giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết, số loại giao tử tối thiểu được tạo ra từ quá trình trên là
A. 3. B. 6. C. 2. D. 8.
Câu 5: Tiến hóa nhỏ là
A. quá trình biến đổi tần số alen.
B. quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C. quá trình biến đổi kiểu hình.
D. quá trình biến đổi kiểu gen.
Câu 6: Ở người, bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng; bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong cả hai gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh một đứa con, xác suất để đứa con này là con trai và không bị cả hai bệnh là
A. 31,25%. B. 20,83%. C. 41,67%. D. 62,5%.
Câu 7: Cho cây F1 dị hợp tử ba cặp gen tự thụ phấn, F2 xuất hiện 49,5% cây thân cao, quả đỏ : 6,75% cây thân cao, quả vàng : 25,5% cây thân thấp, quả đỏ : 18,25% cây thân thấp, quả vàng. Nếu hoán vị gen ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn giống nhau thì tần số hoán vị gen của F1 là
A. 20%. B. 10%. C. 30%. D. 40%.
Câu 8: Ở ruồi giấm, cơ thể cái bình thường có cặp NST giới tính là
A. XX. B. XXX. C. XO. D. XY.
Câu 9: Một gen có chiều dài 2550Ao và có A = 20% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 1953 nhưng chiều dài của gen không bị thay đổi. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm 1 cặp G - X. B. thêm 1 cặp A - T.
C. thay 3 cặp G - X bằng 3 cặp A - T. D. thay 3 cặp A - T bằng 3 cặp G - X.
Câu 10: Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động
C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.




Câu 11: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂Aa x ♀Aa . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, có 20% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Hợp
Dung lượng: | Lượt tài: 9
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)