De va dap an bai kiem tra

Chia sẻ bởi Trần Thị Cẩm Hương | Ngày 18/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: de va dap an bai kiem tra thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT
HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2009-2010

MÔN: VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu1 (2,0 điểm)
Nêu cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 2( 3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau:
“ Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”.

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao ( 5.0 điểm)
Giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
TRƯỜNG THPT
HUỲNH THÚC KHÁNG KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT
NĂM HỌC 2009-2010

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1( 2,0 điểm)
a.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
- Lỗ Tấn ( 1881-1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân, quê ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh chiết Giang, trung Quốc.
Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không thuốc mà mất, Lỗ Tấn ôm ấp mộng học y từ đó.
Chọn nghề Y và sang Nhật học, Lỗ Tấn mong muốn có thể chữa bệnh cho những người nghèo. Khi đang học ở Nhật, một lần xem phim, thấy người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật chém đầu một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga, Lỗ Tấn nhận thấy chữa bệnh về tinh thần quan trọng hơn chữa bệnh về thể xác. Từ đó, ông chuyển sang làm văn nghệ.
Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút của mình phanh phui các căn bệnh tinh thần cho quốc dân và lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa.
- Tác phẩm chính: Các tập truyện ngắn Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại; truyện vừa AQ chính truyện và các tập tản văn, tạp văn như: Nấm mồ, Cỏ dại…
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Sai hoàn toàn về kiến thức hoặc chưa làm được gì.

Câu 2(3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận ngắn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bài có cách viết chặt chẽ, gọn gàng, lưu loát.
b.yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng của mình, lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống (chủ yếu) nhưng để làm rõ các ý chính sau;
- Nêu vấn đề cần bàn luận.
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận:
Khi gặp khó khăn trở ngại trong công việc mà bản thân không thể giải quyết được thì cần hỏi để có được sự trợ giúp. Nhưng do tâm lí sợ bị người khác chê cười, đánh giá thấp nên im lặng, dấu dốt. Nếu kéo dài tình trạng này thì mình trở thành người dốt nát. Câu nói này nhằm nhắc nhở chúng ta thường xuyên học hỏi để bổ sung kiến thức kịp thời.
- Đánh giá vấn đề:
Đây là quan niệm đúng đắn vì:
+ không ai hiểu biết tất cả mọi lĩnh vực nên cần giao lưu học hỏi lẫn nhau để nâng cao kiến thức.
+ Không biết chỗ nào cần hỏi ngay chỗ ấy để kiến thức được bổ sung kịp thời, thường xuyên.
- Bàn luận:
+ Hỏi không có gì xấu hổ mà biểu hiện của tính ham học, ham hiểu biết. Tuy nhiên cần chịu khó suy nghĩ, tự học.
+ Nên lựa chọn người đáng tin cậy để hỏi và tiếp thu có chọn lọc.
- Nêu ý nghĩa vấn đề: (bài học nhận thức, hành động của tư tưởng đạo lí)
Khi đã cố gắng hết sức mà không nghĩ ra, không giải quyết được thì cần hỏi người đáng tin cậy để bổ sung ý kiến kịp thời và tránh tâm lí ngại hỏi,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Cẩm Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)