đề ts vào lớp 6 môn văn Marie Curie HN
Chia sẻ bởi Cao Thị Hà |
Ngày 10/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: đề ts vào lớp 6 môn văn Marie Curie HN thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Trường Marie Curie Hà Nội
Đề tuyển sinh vào lớp 6
MÔN VĂN - TIẾNG VIỆT (90 phút)
Năm 1994
Câu 1 (3điểm)
1. Đoạn văn sau đã bị bỏ các dấu chấm câu. Em hãy chép lại đoạn văn, điền dấu chấm câu và viết hoa cho đúng.
“ Rừng núi Tây Nguyên có nhiều muông thú từng đàn voi đi ăn trong rừng sâu từng đàn khỉ chuyền từ cành cây nọ sang cành cây kia tiếng suối chảy róc rách trong khe núi từ sáng tinh mơ muôn chim cất tiếng hót véo von âm vang cả khi rừng”.
2. Dùng gạch dọc tách các bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu trong đoạn văn trên.
Câu 2 (2 điểm)
1. Gạch bỏ hai từ “lạc” (từ không thuộc nhóm A) trong dãy từ sau:
lan, nhài, chuối, cam, tươi thắm, ngọt lịm, cúc, sen, na, ngô, thơm ngát, rực rỡ, hải đường, thược dược, đu đủ, xoài, sầu riêng, khoe sắc, chín nục, mẩy, sai (sây), ngon mắt.
2. Chia A thành hai nhóm nhỏ, đặt tên cho mỗi nhóm.
3. Chia A thành bốn nhóm nhỏ, đặt tên cho mỗi nhóm.
Câu 3 (5 điểm): Em hãy viết về mẹ của mình.
( có thể kể, tả, phát biểu suy nghĩ, cảm xúc)
Năm 1995
Câu 1 (2 điểm): Chữa lại các câu viết sai sau đây bằng hai cách: thay thế từ quan hệ hoặc sửa đổi các vế câu:
“Vì thời tiết xấu nên vụ mùa bội thu.”
“Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Lan học hành sút kém.”
Câu 2 (1 điểm): Tìm những tiếng có thể ghép được với “mát” tạo thành 2 từ ghép và 2 từ láy.
Câu 3 (2 điểm):
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(trích “Mẹ” – Trần Quốc Minh”
Hãy giải thích nghĩa của câu thơ cuối bài. Từ nào trong câu cuối được dùng với nghĩa khác, đó là nghĩa gì?
Câu 4 (5 điểm)
GỌI BẠN
Từ xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê vàng và Dê trắng
Một năm trời hạn hán
Suối cạn cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ
Bê vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê trắng
Vẫn gọi hoài – Bê ! Bê !
(Định Hải)
Dựa vào bài thơ trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện tình bạn cảm động của Dê trắng và Bê vàng.
Năm 1996
Câu 1 (2 điểm): ghép thêm bộ phận còn thiếu để vế câu “lá rụng nhiều” trở thành:
a) Một câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
b) Một câu có trạng ngữ chỉ địa điểm
c) Một câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân –kết quả
d) Một câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết (điều kiện) – kết quả.
Câu 2 (1 điểm)
Ghi lại bốn tính từ có tiếng “mới” trong đó có:
Hai từ láy.
Hai từ ghép.
Câu 3 (2 điểm)
a) Chọn một trong ba từ “rơi”, “rắc”, “rụng”em cho là phù hợp nhất để điền vào chỗ trống trong các câu thơ sau:
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
…trắng vườn nhà những cánh hoa vương.
b). Giải thích vì sao em chọn từ đó.
Câu 4 (5 điểm):
Em được cô tiên tặng viên ngọc ước như trong truyện cổ tích. Em sẽ ước gì? Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 20 đến 25 dòng) em hãy vẽ lên cảnh mong ước của em thành sự thật.
Năm 1997
Câu 1 (1 điểm): phân biệt sự khác nhau về nghĩa của các từ:
“xấu xí” và “xấu xa”.
“nho nhỏ” và “nhỏ nhen”.
Câu 2 (2 điểm): cho các từ: bánh gai, bánh nướng, bánh cuốn, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cốm, bánh nếp, bánh dẻo, bánh rán.
Có hai căn cứ để phân loại các từ trên, dựa vào căn cứ nào cũng chia được chúng thành ba nhóm như nhau.
Nêu hai căn cứ để phân loại các từ trên.
Đặt tên cho từng nhóm theo hai căn cứ phân loại vừa tìm được và phân loại các từ trên theo từng nhóm.
Câu 3 (2điểm): Xác
Đề tuyển sinh vào lớp 6
MÔN VĂN - TIẾNG VIỆT (90 phút)
Năm 1994
Câu 1 (3điểm)
1. Đoạn văn sau đã bị bỏ các dấu chấm câu. Em hãy chép lại đoạn văn, điền dấu chấm câu và viết hoa cho đúng.
“ Rừng núi Tây Nguyên có nhiều muông thú từng đàn voi đi ăn trong rừng sâu từng đàn khỉ chuyền từ cành cây nọ sang cành cây kia tiếng suối chảy róc rách trong khe núi từ sáng tinh mơ muôn chim cất tiếng hót véo von âm vang cả khi rừng”.
2. Dùng gạch dọc tách các bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu trong đoạn văn trên.
Câu 2 (2 điểm)
1. Gạch bỏ hai từ “lạc” (từ không thuộc nhóm A) trong dãy từ sau:
lan, nhài, chuối, cam, tươi thắm, ngọt lịm, cúc, sen, na, ngô, thơm ngát, rực rỡ, hải đường, thược dược, đu đủ, xoài, sầu riêng, khoe sắc, chín nục, mẩy, sai (sây), ngon mắt.
2. Chia A thành hai nhóm nhỏ, đặt tên cho mỗi nhóm.
3. Chia A thành bốn nhóm nhỏ, đặt tên cho mỗi nhóm.
Câu 3 (5 điểm): Em hãy viết về mẹ của mình.
( có thể kể, tả, phát biểu suy nghĩ, cảm xúc)
Năm 1995
Câu 1 (2 điểm): Chữa lại các câu viết sai sau đây bằng hai cách: thay thế từ quan hệ hoặc sửa đổi các vế câu:
“Vì thời tiết xấu nên vụ mùa bội thu.”
“Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Lan học hành sút kém.”
Câu 2 (1 điểm): Tìm những tiếng có thể ghép được với “mát” tạo thành 2 từ ghép và 2 từ láy.
Câu 3 (2 điểm):
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(trích “Mẹ” – Trần Quốc Minh”
Hãy giải thích nghĩa của câu thơ cuối bài. Từ nào trong câu cuối được dùng với nghĩa khác, đó là nghĩa gì?
Câu 4 (5 điểm)
GỌI BẠN
Từ xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê vàng và Dê trắng
Một năm trời hạn hán
Suối cạn cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ
Bê vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê trắng
Vẫn gọi hoài – Bê ! Bê !
(Định Hải)
Dựa vào bài thơ trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện tình bạn cảm động của Dê trắng và Bê vàng.
Năm 1996
Câu 1 (2 điểm): ghép thêm bộ phận còn thiếu để vế câu “lá rụng nhiều” trở thành:
a) Một câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
b) Một câu có trạng ngữ chỉ địa điểm
c) Một câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân –kết quả
d) Một câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết (điều kiện) – kết quả.
Câu 2 (1 điểm)
Ghi lại bốn tính từ có tiếng “mới” trong đó có:
Hai từ láy.
Hai từ ghép.
Câu 3 (2 điểm)
a) Chọn một trong ba từ “rơi”, “rắc”, “rụng”em cho là phù hợp nhất để điền vào chỗ trống trong các câu thơ sau:
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
…trắng vườn nhà những cánh hoa vương.
b). Giải thích vì sao em chọn từ đó.
Câu 4 (5 điểm):
Em được cô tiên tặng viên ngọc ước như trong truyện cổ tích. Em sẽ ước gì? Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 20 đến 25 dòng) em hãy vẽ lên cảnh mong ước của em thành sự thật.
Năm 1997
Câu 1 (1 điểm): phân biệt sự khác nhau về nghĩa của các từ:
“xấu xí” và “xấu xa”.
“nho nhỏ” và “nhỏ nhen”.
Câu 2 (2 điểm): cho các từ: bánh gai, bánh nướng, bánh cuốn, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cốm, bánh nếp, bánh dẻo, bánh rán.
Có hai căn cứ để phân loại các từ trên, dựa vào căn cứ nào cũng chia được chúng thành ba nhóm như nhau.
Nêu hai căn cứ để phân loại các từ trên.
Đặt tên cho từng nhóm theo hai căn cứ phân loại vừa tìm được và phân loại các từ trên theo từng nhóm.
Câu 3 (2điểm): Xác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Thị Hà
Dung lượng: 18,89KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)