đề trắc nghiêm tiếng việt lớp 5 kì 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhung | Ngày 10/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: đề trắc nghiêm tiếng việt lớp 5 kì 2 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 1
Dựa vào nội dung bài đọc “THƯ GỬI CÁC HỌC SINH” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:

Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
a. ( Đó là ngày khai trường gặp nhiều khó khăn nhất.
b. ( Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.
c. ( Đó là ngày khai trường được tổ chức rầm rộ nhất.
Sau Cách mạng tháng tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
a. ( Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.
b. ( Theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
c. ( Cả hai ý trên đều đúng.
Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là gì?
a. ( Đó là cuộc Cách mạng tháng tám 1945, giành độc lập cho đất nước.
b. ( Đó là cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức của dân ta.
c. ( Đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Điền vào chỗ trống câu văn trong bài nói lên sự trông mong chờ đợi của nước nhà cũng như của Bác đối với các em học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Từ nào đồng nghĩa với từ “xây dựng”?
a. ( Trang trí.
b. ( Kiến thiết.
c. ( Công trình.
Những từ “hổ, cọp” là:
a. ( Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
b. ( Từ đồng nghĩa hoàn toàn.


ĐỀ 2
Dựa vào nội dung bài đọc “QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
Từ “vàng lịm” gợi cho em cảm giác gì?
( Màu vàng nhạt của vật có độ óng.
( Màu vàng của vật chín đến ngọt lịm.
( Màu vàng của vật bị héo.
Nối mỗi từ ngữ chỉ cảnh vật ở bên trái với từ chỉ màu vàng thích hợp tả cảnh vật ấy ở bên phải.
a. Nắng nhạt 1. Vàng giòn
b. Rơm thóc 2. Vàng xọng
c. Bụi mía 3. Vàng ói
d. Lá chuối 4. Vàng hoe
Những chi tiết nào về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
( Ngày không nắng, không mưa.
( Mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã.
( Cả hai ý trên đều đúng.
Những từ “mang, khiêng” là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
( Đúng.
( Sai.
Từ nào dưới đây không dùng để tả màu của quả?
( Đỏ ửng.
( Đỏ mọng.
( Đỏ ối.
Từ nào dưới đây hợp nghĩa với câu “Bụi mía nhà em…”?
( Vàng xọng.
( Vàng ối.
( Vàng mượt.
ĐỀ 3
Dựa vào nội dung bài đọc “NGHÌN NĂM VĂN HIẾN” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
Đến thăm văn miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
( Vì biết rằng từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.
( Vì biết các triều vua Việt Nam đã tổ chức được nhiều khoa thi.
( Vì biết văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
( Triều đại nhà Lê.
( Triều đại nhà Trần.
( Triều đại nhà Nguyễn.
Ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu giữ chứng tích gì về nền văn hiến lâu đời của nước ta?
( Tên các tiến sĩ từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919.
( Tên các triều đại mở khoa thi tiến sĩ.
( 82 tấm bi khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779.
Bài văn giúp em hiểu thêm điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?
( Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù.
( Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học.
( Người Việt Nam có truyền thống chiến đấu dũng cảm.
Từ nào đồng nghĩa với “vắng vẻ”?
( Hiu quạnh.
( Mênh mông.
( Vui vẻ.
Từ “Quê hương” hợp nghĩa với câu nào dưới đây?
( Là nơi sinh ra và lớn lên của em.
( Em không thể nào quên.
( Là nơi em không thể xa.

ĐỀ 4
Dựa vào nội dung bài đọc “SẮC MÀU EM YÊU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
Màu trắng trong bài gợi ra cho em những hình ảnh nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhung
Dung lượng: 618,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)