Đề trắc nghiệm LSTG lớp 12
Chia sẻ bởi Nguyễn Hành |
Ngày 26/04/2019 |
117
Chia sẻ tài liệu: Đề trắc nghiệm LSTG lớp 12 thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
CHỦ ĐỀ 1. TRẬT TỰ THẾ GIỚI – QUAN HỆ QUỐC TẾ
Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đã hoàn toàn kết thúc. B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. đang diễn ra vô cùng ác liệt. D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
Câu 2. Tham dự Hội nghị Ianta (2/1945) gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh. B. Liên Xô, Mĩ, Pháp.
C. Anh, Pháp, Liên Xô. D. Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự 2 cực Ianta” ?
A. Trật tự thế giới mới hình thành sau CTTG II.
B. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta.
C. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
D. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.
Câu 4. Theo thỏa thuận của các nước cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Nhật Bản B. Các nước phương Tây
C. Liên Xô. D. Mĩ
Câu 5. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế?
A. Tạo nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới.
B. Hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối.
C. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực-hai phe.
D. Dẫn đến sự đối lập về mục tiêu giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 6. Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc
A. được bổ sung, hoàn chỉnh. B. chính thức được công bố.
C. chính thức có hiệu lực. D. được chính thức thông qua.
Câu 7. Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ mục đích cơ bản của tổ chức này là
A. cứu trợ, giúp đỡ các nước về vấn đề nhân đạo.
B. duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
C. giải quyết các tranh chấp xung đột quốc tế.
D. cùng chung sống hòa bình giữa các nước.
(Nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức Liên Hiệp quốc là gì)
Câu 8. Nội dung nào dưới đây là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị.
Câu 9. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vần đề Biển Đông?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
D. Bình đẳng chu quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 10. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Sự canh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản.
B. Sự liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
C. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
D. Sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia.
Câu 11. Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?
A. Sự ra đời của “Chủ nghĩa Toruman“ và “Chiến tranh lạnh”
B. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
C. Sự ra đời của khối NATO
D. Sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 12. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô)?
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Thành lập tổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)