đề trắc nghiệm HTB

Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Kim Oanh | Ngày 21/10/2018 | 120

Chia sẻ tài liệu: đề trắc nghiệm HTB thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TỔ VĂN

Câu 1: Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu giai đoạn sau 1958:
A. Là bài học về đạo lý làm người trong cuộc sống đời thường.
B. Yêu nước thương dân, căm thù giặc.
C. Ca ngợi những lãnh tụ nghĩa quân yêu nước.
D. Đòi lại quyền sống cho con người.
Câu 2: Bút pháp nghệ thuật sử dụng trong ? Văn tế nghiã sĩ Cần Giuộc? ( Nguyễn Đình Chiểu) là:
A. Hiện thực ? Lãng mạn
B. Trữ tình ? Lãng mạn
C. Hiện thực ? Trữ tình
D. Hiện thực ? Phóng đại
Câu 3: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cuả Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại, là bức tượng đài bất tử về:
A. Người lính trên sa trường
B. Người anh hùng cầm súng anh dũng cứu nước
C. Người nông dân khởi nghĩa
D. Người nông dân ? nghĩa sĩ đã dũng cảm chiến đấu hy sinh vì tổ quốc.
Câu 4: Ý nghĩa nào sau đây không đúng khi nói về mục đích lên đánh Tây của những người nông dân trong ? Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? của Nguyễn Đình Chiểu:
A. Họ chiến đấu để bảo vệ chân lý.
B. Họ chiến đấu để bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc.
C. Họ chiến đấu vì căm thù quân cướp nước.
D. Họ chiến đấu vì ? chữ trung? với nhà vua.
Câu 5: ? Chiếu cầu hiền? của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết với mục đích:
A. Nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều Tây Sơn.
B. Nhằm kêu goị tầng lớp trí thức ra cộng tác với triều Tây Sơn.
C. Nhằm kêu goị những người có đạo đức ra làm quan.
D. Nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà không chống lại triều Tây Sơn.

Câu 6: ? Chiếu cầu hiền? được viết vào khoảng thời gian:
A. 1786 ? 1787
B. 1787 ? 1788
C. 1788 ? 1789
D. 1789 ? 1800
Câu 7: Chức tước nào Ngô Thì Nhậm chưa từng đảm nhiệm:
A. Đốc đồng trấn Kinh Bắc.
B. Lại bộ Tả thị lang.
C. Quan kinh lí .
D. Binh bộ Thượng thư
Câu 8: Câu nào sau đây có từ chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, lời nói?
A. Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.
B. Một câu nói chua chát.
C. Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình.
D. Anh ấy mải mê nghe câu chuyện bùi tai.
Câu 9: Trong câu thơ ? Cậy em, em có chiụ lời? ( ?Truyện Kiều? ? Nguyễn Du), từ chiụ ở đây có nghĩa là:
A. Sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.
B. Sự đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.
C. Sự đồng ý gượng ép của kẻ dưới đối với người có uy quyền.
D. Thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý.
Câu 10 : Nét mới trong nội dung yêu nước của văn học thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX?
A. Tư tưởng canh tân đất nước, ý thức vai trò của người hiền tài đối với đất nước, cảm hứng bi tráng.
B. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tưởng ? trung quân ái quốc?
C. Yêu nước là ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.
D. Yêu nước là lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
Câu 11: Nét mới trong cảm hứng nhân đạo văn học thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX ?
A. Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.
B. Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm của con người.
C. Hướng vào quyền sống của con người nhất là con người trần thế, ý thức cá nhân đậm nét.
D. Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
Câu 12:Xác định mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
A. Dùng so sánh để làm nổi bật những nét tương đồng giữa hai sự vật.
B. Dùng so sánh để tạo ra những kiểu diễn đạt bất ngờ đem lại hiệu qủa nghệ thuật.
C. Dùng so sánh để làm đánh giá sự vật, hiện tượng khi diễn đạt.
D. Dùng so sánh để làm sáng rõ, vững chắc hơn lập luận của mình.
Câu 13: Thao tác lập luận so sánh không có tác dụng nào sau đây:
A. Gợi cảm.
B. Sinh động.
C. Cụ thể.
D. Thuyết phục.
Câu 14: Yếu tố nào sau đây không thể hiện được tính hiện đại hoá của nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
A. Xuất hiện nhiều thể loại văn học mới.
B. Thoát khỏi những quan niệm thẩm mỹ và hệ thống thi pháp của văn học trung đại .
C. Thay đổi kiểu nhà văn.
D. Nội dung tư tưởng có sự khác biệt rõ rệt so với nền văn học trung đại.
Câu 15: Giữa hai xu hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực:
A. Bổ sung, tác động lẫn nhau
B. Loại trừ nhaư.
C. Gắn bó mật thiết với nhau.
D. Riêng biệt, không có quan hệ gì với nhau.
Câu 16: Văn học giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng là do nhân tố quyết định chính nào sau đây:
A. Sự thúc bách của thời đại.
B. Sự phát triển về số lượng tác gia, tác phẩm và đổi mới thể loại.
C. Sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc.
D. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của ?cái tôi? cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.
ĐỀ TỰ LUẬN
Tinh thần yêu nước của người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong : ? Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? ? Nguyễn Đình Chiểu.
1. Kỹ năng:
Học sinh cần biết làm bài văn nghị luận
Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo.
2. Kieán thöùc : Hoïc sinh coù theå trình baøy theo nhieàu caùch khaùc nhau nhöng caàn phaûi theå hieän ñöôïc nhöõng noäi dung chính:
Xuất thân của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
Nhận thấy được hoàn cảnh của đất nước tự giác đứng lên đánh giặc.
Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong ? trận nghĩa đánh Tây?
Tình cảm, thái độ của tác giả đối với người nông dân ? nghĩa sĩ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thi Kim Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)