Đề tổng hợp 3

Chia sẻ bởi Trương Thị Kim Thanh | Ngày 26/04/2019 | 140

Chia sẻ tài liệu: Đề tổng hợp 3 thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TỔNG HỢP 3
Câu I:
1/ Xác định chủ quyền lãnh thổ nước ta .
2. Cho bảng số liệu: Mật độ dân số Việt Nam năm 2006 phân theo vùng
(Đơn vị: người/km2)
Vùng
ĐB sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
DH Nam Tr Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Mật độ dân số
1225
148
69
207
200
89
511
429

a) Hãy nhận xét sự phân bố dân cư nước ta theo bảng số liệu trên.
b) Tại sao Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất cả nước?
Câu II :
1. Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học nhận xét sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta.
2. Cho bảng số liệu sau : Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta
(đơn vị : %)
Nhóm hàng
1995
1999
2000
2005

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
31,3
37,2
36,1

Hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp
28,5
36,8
33,8
41,0

Hàng nông, lâm, thủy sản
46,2
31,9
29,0
22,9

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu ở nước ta.
Câu III :
Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta tương đối đa dạng .
Câu IV: Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta.


ĐÁP ÁN

Câu I:
1/ So sánh địa hình : Giới han, độ cao và hướng núi .
2/. Lãnh thổ nước ta là một khối toàn vẹn và thống nhất, bao gồm 2 vùng :
a. Vùng đất:
- Tổng diện tích 331.212 km2.
- Biên giới dài 4600 km, giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Đường bờ biển dài 3260 km.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà) .
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm 5 bộ phận : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng biển.
Câu II :
- Đồng bằng sông Hồng và Phụ cận: Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước, từ Hà Nội tỏa đi các hướng:
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng
+ Đáp Cầu – Bắc Giang: Vật liêu xây dựng, phân hóa học
+ Đông Anh - Thái Nguyên: Cơ khí Luyên Kim
+Việt Trì -Lâm Thao: Hóa chất, giấy
+ Hòa Bình : Năng lượng
+Ninh Bình- Nam Định- Thanh Hóa: Dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng
- Đông Nam Bộ và phụ cận: Hình thành dải công nghiệp nối thành phố HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu
- Dọc duyên hải miềm trung, lớn nhất là Đà Nẵng ngoài ra còn có Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh…
-Các khu vực còn lại mức độ tập trung công nghiệp thấp

2. Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: (1,5 điểm)
- Nước ta có 3 nhóm ngành công nghiệp với 29 ngành: (0,25 điểm)
- Nhóm công nghiệp khai thác gồm 4 ngành: (Khai thác gỗ, khoáng sản, thủy điện, năng lượng khác) (0,5 điểm)
- Nhóm công nghiệp chế biến có 23 ngành: (chế biến nông-lâm-thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, hóa chất…) (0,5 điểm)
- Nhóm công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước: (0,25 điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Kim Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)