De TK HK II

Chia sẻ bởi Trần Đức Cao Ly | Ngày 16/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: de TK HK II thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

PHẦN I : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
1.Xã hôi phong kiến ở Châu Âu đã được hình thành như thế nào?.
-Cuối thế kỉ V,người Giec-man xâm chiếm Rô-Ma ->tiêu diệt các quốc gia cổ đại, lập nên nhiều vương quốc mới.
- Người Giec-man cướp ruộng đất của chủ nô Rôma chia cho nhau, phong tước vị cho các quí tộc , trở thành lãnh chúa phong kiến.
->XHPK châu Âu hình thành
-XH xuất hiện 2 tầng lớp mới : lãnh chúa và nông nô.
-QHSX phong kiến hình thành : Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa .
2.Lãnh địa Phong Kiến là gì ? Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa?
-Là vùng đất đai rộng lớn do Lãnh Chúa làm chủ trong đó có lâu đài thành quách.
-Đặc điểm:
+kinh tế tự cung, tự cấp, không trao đổi với bên ngoài.
+Phong kiến phân quyền.
+Thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp.
3.Vì sao xuất hiện thành thị trung đại:
-Cuối thế kỉ XI sản xuất phát triển hàng hóa thừa được đem đi bán trao đổi ở nơi đông người ->thị trấn ra đời –>Thành thị trung đại xuất hiện.
-Đặc điểm KT : là nền KT hàng hoá ( thủ công nghiệp và thương nghiệp )

***************
Bài 2 : SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ
HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

1.Nguyên nhân và tác động của các cuộc phát kiến địa lí ?
a-Nguyên nhân:
- TKXV sản xuất phát triển ->Cần nguyên liệu và thị trường mới .
-Khoa học kỹ thuật tiến bộ : Đóng được thuyền lớn vượt đại dương.
b. Tác động :
-Góp phần thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển .
-Đem về cho giai cấp tư sản Châu Âu những nguồn nguyên liệu quí giá mới, nối liền các châu lục, các vùng đất mới , dân tộc mới.
-Chủ nghĩa tư bản dần dần hình thành ở Châu Âu Tìm ra các con đường
+Thúc đẩy công thương nghiệp phát triển.
2/Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ?.
-Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy hình thành: Tạo vốn và người làm thuê.
-Về kinh tế : Hình thức kinh doanh tư bản ra đời. Lập các công trường thủ công, các công ty thương mại, đồn điền trang trại... thuê nhân công làm .
-Về xã hội : Các giai cấp mới hình thành: Tư sản và vô sản.
-Về chính trị : Giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc phong kiến.

***************




Bài 3 : CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU

1/Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa Phục Hưng ?Nội dung tư tưởng văn hóa phục hưng là gì ?
-Nguyên nhân:
+Chế độ Phong Kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội
+Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội
-Nội dung tư tưởng:
+Phê phán XHPK và giáo hội.
+Đề cao giá trị con người
+ Đề cao KH tự nhiên , XD thếgiới quan duy vật tiến bộ .
- Ý nghĩa : Mở đường cho sự phát triển của văn hóa nhân loại.
2.Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ ?
+Tôn giáo bị phân thành hai phái : đạo tin lành và kitô giáo.
+Góp phần thúc đẩy châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.

***************

- BÀI 4 : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
1/Xã hội phong kiến ở trung quốc đã được hình thành như thế nào ?
* Những biến đổi trong SX
- Nhờ có công cụ bằng sắt ( từ thế kỉ V TCN) diện tích gieo trồng được mở rộng, năng xuất lao động tăng làm cho xã hội trung Quốc biến đổi :một số quan lại và nông dân giàu trở thành giai cấp địa chủ , số nông dân bị mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ cày cấy và nộp địa tô gọi là nông dân lĩnh canh( tá điền ) .
* Biến đổi về XH
-Xã hội xuất hiện 2 giai cấp mới : Địa chủ và nông dân tá điền.
- Giai cấp địa chủ bóc lột nông dân ,tá điền ->QH SX PK được hình thành .
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?
-Đối nội :
+ Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Cử người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đức Cao Ly
Dung lượng: 329,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)