Đề Tiếng Việt 5 cuối HKI 13-14
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quang |
Ngày 10/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Đề Tiếng Việt 5 cuối HKI 13-14 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHỐI 5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
MÔN: Tiếng việt
Năm học: 2013 - 2014
PHẦN ĐỌC
A. Đọc thành tiếng :
*. HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (Theo yêu cầu của GV):
- Chuyện một khu vườn nhỏ
- Mùa thảo quả
- Chuỗi ngọc lam
- Hạt gạo làng ta
- Thầy thuốc như mẹ hiền
- Ca dao về lao động sản xuất.
*. Trả lời 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài
B. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian: 30 phút)
I. Đọc thầm bài văn sau:
Hoa trạng nguyên
Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng rồi võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
Hi đặt tên cho loài hoa ấy, chắc muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. Thế rồi mùa thi qua. Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới. Song dù sao cũng không tránh khỏi có một số ít phải quay về tiếp tục công việc dùi mài kinh sử. Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.
Đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đó trong tim. Em nhé !
Theo K.D
NXB trẻ - 1992
Chú giải : Dùi mài kinh sử: rất siêng năng trong một thời gian dài để đọc sách kinh, sách sử (cụm từ xưa được dùng nhiều, ý nói ra sức chăm chỉ học hành ).
II. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống thích hợp.
1. Những chi tiết nào gợi hình ảnh hoa trạng nguyên có nét dáng và màu sắc gợi lên một niềm vui?
A. Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng.
B. Võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh
C. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
2. Hoa trạng nguyên gắn bó với tuổi học trò ra sao?
A. Hi đặt tên cho loài hoa ấy.
B. Hoa trạng nguyên xuất hiện vào mùa thi bận rộn, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin.
C. Muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò.
3. Tác giả so sánh hoa trạng nguyên nở đỏ bằng hình ảnh nào ?
A. Những bông hoa hình lá.
B. Ngọn lửa cháy lên.
C. Ngọn lửa thắp lên.
4. Hoa vẫn cứ là bạn thân thiết của học trò qua nghệ thuật nhân hóa, hãy gạch dưới từ ngữ dùng để nhân hóa hoa trạng nguyên trong câu sau:
“Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.”
5. - Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải.
- Trong bếp lò, lửa cháy bập bùng.
Từ cháy trong hai câu văn trên có quan hệ với nhau thế nào ?
A. Đó là 2 từ đồng nghĩa.
B. Đó là 2 từ đồng âm.
C. Đó là từ nhiều nghĩa.
6. Những từ mường tượng, vĩnh viễn, hớn hở là:
A. Từ ghép
B. Từ đơn
C. Từ láy
7. Từ em trong 2 câu sau: “Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.”, là:
A. Đại từ
B. Danh từ
C. Động từ
8. Quan hệ từ trong câu: Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi. Là:
A. những
B. ấy
C. như
9. Trong câu: Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Chủ ngữ là:
A. ngước mắt
KHỐI 5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
MÔN: Tiếng việt
Năm học: 2013 - 2014
PHẦN ĐỌC
A. Đọc thành tiếng :
*. HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (Theo yêu cầu của GV):
- Chuyện một khu vườn nhỏ
- Mùa thảo quả
- Chuỗi ngọc lam
- Hạt gạo làng ta
- Thầy thuốc như mẹ hiền
- Ca dao về lao động sản xuất.
*. Trả lời 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài
B. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian: 30 phút)
I. Đọc thầm bài văn sau:
Hoa trạng nguyên
Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng rồi võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
Hi đặt tên cho loài hoa ấy, chắc muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. Thế rồi mùa thi qua. Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới. Song dù sao cũng không tránh khỏi có một số ít phải quay về tiếp tục công việc dùi mài kinh sử. Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.
Đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đó trong tim. Em nhé !
Theo K.D
NXB trẻ - 1992
Chú giải : Dùi mài kinh sử: rất siêng năng trong một thời gian dài để đọc sách kinh, sách sử (cụm từ xưa được dùng nhiều, ý nói ra sức chăm chỉ học hành ).
II. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống thích hợp.
1. Những chi tiết nào gợi hình ảnh hoa trạng nguyên có nét dáng và màu sắc gợi lên một niềm vui?
A. Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng.
B. Võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh
C. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
2. Hoa trạng nguyên gắn bó với tuổi học trò ra sao?
A. Hi đặt tên cho loài hoa ấy.
B. Hoa trạng nguyên xuất hiện vào mùa thi bận rộn, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin.
C. Muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò.
3. Tác giả so sánh hoa trạng nguyên nở đỏ bằng hình ảnh nào ?
A. Những bông hoa hình lá.
B. Ngọn lửa cháy lên.
C. Ngọn lửa thắp lên.
4. Hoa vẫn cứ là bạn thân thiết của học trò qua nghệ thuật nhân hóa, hãy gạch dưới từ ngữ dùng để nhân hóa hoa trạng nguyên trong câu sau:
“Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.”
5. - Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải.
- Trong bếp lò, lửa cháy bập bùng.
Từ cháy trong hai câu văn trên có quan hệ với nhau thế nào ?
A. Đó là 2 từ đồng nghĩa.
B. Đó là 2 từ đồng âm.
C. Đó là từ nhiều nghĩa.
6. Những từ mường tượng, vĩnh viễn, hớn hở là:
A. Từ ghép
B. Từ đơn
C. Từ láy
7. Từ em trong 2 câu sau: “Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.”, là:
A. Đại từ
B. Danh từ
C. Động từ
8. Quan hệ từ trong câu: Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi. Là:
A. những
B. ấy
C. như
9. Trong câu: Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Chủ ngữ là:
A. ngước mắt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quang
Dung lượng: 100,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)