đề THPT quốc gia có đáp án

Chia sẻ bởi Trần Văn Khánh | Ngày 27/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: đề THPT quốc gia có đáp án thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT CHÂN MỘNG

ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 07
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 70 phút;



Câu 1: Một cây có kiểu gen  tự thụ phấn, tần số hoán vị gen của tế bào sinh hạt phấn và tế bào noãn đều là 30%, thì con lai mang kiểu gen  sinh ra có tỉ lệ:
A. 5,25 %. B. 10,5 %. C. 4 %. D . 12 %.
Câu 2: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd (mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn) sẽ cho ra:
A. 4 loại kiểu hình ; 8 loại kiểu gen B. 8 loại kiểu hình ; 27 loại kiểu gen
C. 8 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen D. 4 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen
Câu 3: Ở cà chua, A: thân cao, a: Thân thấp. Thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Tính trạng do một cặp gen qui định. Kiểu gen của bố mẹ như thế nào để F1 phân li 1 thân cao, 1 thân thấp?
A. AA x AA B. Aa x aa C. AA x Aa D. Aa x Aa
Câu 4: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đề có kiểu gen AaBbDd là:
A.  B.  C.  D. 
Câu 5: Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn có số lượng các kiểu hình: 600 cây hoa đỏ : 100 cây hoa hồng : 300 cây hoa trắng. Biết gen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Tỉ lệ cây hoa hồng sau 2 thế hệ tự thụ phấn là
A. 0,3375. B. 0,455. C. 0,6625. D. 0,025.
Câu 6: Trong tự nhiên, loài tam bội chỉ được hình thành khi
A. lai dạng tứ bội với dạng thường. B. nó trở nên hữu thụ.
C. nó sinh sản vô tính được. D. đột biến thành lục bội.
Câu 7: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen aaBb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có kiểu gen là
A. aaaBBb, aaaBbb. B. aaaaBBbb. C. aaBB, aabb. D. aaBb, aaBB, aabb.
Câu 8: Nếu các gen liên kết hoàn toàn, một gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn thì phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 là
A.  x . B.  x . C.  x . D.  x .
Câu 9: Đột biến lặp đoạn thường xuất hiện kèm với đột biến
A. mất đoạn. B. chuyển đoạn không tương hỗ.
C. chuyển đoạn tương hỗ. D. đảo đoạn.
Câu 10: Đột biến nào sau đây làm cho 2 gen alen nằm trên cùng 1 NST?
A. Đột biến đảo đoạn. B. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
C. Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST . D. Đột biến lặp đoạn.
Câu 11: Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để :
A. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
B. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
C. Phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
D. Tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng.
Câu 12: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A.0,57% B.0,92% C.0,0052% D.45,5%
Câu 13: Đột biến thay thế nuclêôtit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất?
A. 5’ – XAG – 3’ B. 5’ – TTA - 3’ C. 5’-XTA-3’ D. 5’- XAT –
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)