DE thi vao truong chuyen Lop 6 (Tieng Viet)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Sơn |
Ngày 10/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: DE thi vao truong chuyen Lop 6 (Tieng Viet) thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI VÀO LỚP CHUYÊN 6
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1(1điểm) Trắc nghiệm.
Đọc kĩ các câu hỏi sau và chọn cách trả lời đúng nhất bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu (A hoặc B hoặc C hoặc D).
1. Quan hệ từ nào đặt vào chỗ (…) cho phù hợp với câu văn “Người em chăm chỉ, hiền lành(…) người anh thì tham lam lười biếng.”?
A. Và B. Còn C.Rồi D. Hoặc
2. Từ nào không đồng nghĩa với từ “bát ngát”?
A. Mênh mông B. Bao la C. Thênh thang D. Đồ sộ
3. Hai câu văn “Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hoá). Cô gái ấy xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ.” liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Dùng từ ngữ nối
4. Dấu câu nào dùng để kết thúc câu “ Thành phố mình đẹp quá (…)”?
A. Dấu chấm than B. Dấu hỏi C. Dấu chấm D. Dấu hai chấm
Câu 2 (2,5 điểm)
a. Chép lại đoạn trích dưới đây sau khi đã sửa hết lỗi chính tả:
“Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông dó, biển đục ngầu, dận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc xôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, ghắt gỏng”.
(Theo Vũ Tú Nam)
b. Đoạn trích em vừa chép lại sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó? Biện pháp tu từ đó có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung đoạn trích? (Trả lời ngắn gọn trong một vài câu.)
Câu 3 (1điểm)
Chữa lại các câu sai sau thành câu đúng.
Trên cánh đồng phì nhiêu chạy dài theo con sông.
Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình họ rất hạnh phúc.
Câu 4 (1điểm)
Kết thúc bài “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta
Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ “Hạt vàng làng ta”.
Câu 5 (1điểm)
Phân biệt nghĩa của hai từ “mơ ước” và “mơ tưởng”. Với mỗi từ hãy đặt một câu hợp nghĩa.
Câu 6 (3,5 điểm)
Trong lòng em luôn có hình ảnh người mà em yêu quý. Bằng một bài văn ngắn hãy tả lại và nêu cảm nghĩ của em về người đó.
HếtĐÁP ÁN
Môn: Tiếng Việt (Thời gian: 45 phút)
Câu 1. (1 điểm)
1. B 2.D 3. B 4.A
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ, tổng 1 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm)
(1 điểm) HS sửa được 4 lỗi và chép lại đúng đoạn trích như sau:
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”.
( HS sửa đúng một lỗi được 0,25 điểm, tổng 1 điểm)
b. (1,5 điểm) HS cần chỉ ra được:
- Ý1: Đoạn trích sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ: nhân hoá (0,5 điểm)
- Ý2: Các từ ngữ nhân hoá: giận dữ, biết buồn, vui, tẻ nhạt, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng. (0,5 điểm)
- Ý3: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: Làm cho sự vật được miêu tả (biển) trở nên sinh động, có hồn hơn. Ngoài ra còn đem lai tính biểu cảm cao cho lời văn. (0,5 điểm)
(Ở ý2 và ý3 nếu học sinh trả lời đúng nhưng sơ sài chỉ cho mỗi ý 0,25 điểm)
Câu 3. (1 điểm) HS sửa đúng mỗi câu được 0,5 điểm
(Chú ý: Chấp nhận nhiều cách sửa khác nhau: bỏ quan hệ từ, thêm cụm C-V, thay quan hệ từ này bằng quan hệ từ khác…)
Câu 4. (1 điểm)
Cảm nhận về hình ảnh thơ “Hạt vàng làng ta”
+ Đây là một hình ảnh so sánh ngầm rất sáng tạo của nhà thơ
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1(1điểm) Trắc nghiệm.
Đọc kĩ các câu hỏi sau và chọn cách trả lời đúng nhất bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu (A hoặc B hoặc C hoặc D).
1. Quan hệ từ nào đặt vào chỗ (…) cho phù hợp với câu văn “Người em chăm chỉ, hiền lành(…) người anh thì tham lam lười biếng.”?
A. Và B. Còn C.Rồi D. Hoặc
2. Từ nào không đồng nghĩa với từ “bát ngát”?
A. Mênh mông B. Bao la C. Thênh thang D. Đồ sộ
3. Hai câu văn “Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hoá). Cô gái ấy xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ.” liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Dùng từ ngữ nối
4. Dấu câu nào dùng để kết thúc câu “ Thành phố mình đẹp quá (…)”?
A. Dấu chấm than B. Dấu hỏi C. Dấu chấm D. Dấu hai chấm
Câu 2 (2,5 điểm)
a. Chép lại đoạn trích dưới đây sau khi đã sửa hết lỗi chính tả:
“Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông dó, biển đục ngầu, dận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc xôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, ghắt gỏng”.
(Theo Vũ Tú Nam)
b. Đoạn trích em vừa chép lại sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó? Biện pháp tu từ đó có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung đoạn trích? (Trả lời ngắn gọn trong một vài câu.)
Câu 3 (1điểm)
Chữa lại các câu sai sau thành câu đúng.
Trên cánh đồng phì nhiêu chạy dài theo con sông.
Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình họ rất hạnh phúc.
Câu 4 (1điểm)
Kết thúc bài “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta
Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ “Hạt vàng làng ta”.
Câu 5 (1điểm)
Phân biệt nghĩa của hai từ “mơ ước” và “mơ tưởng”. Với mỗi từ hãy đặt một câu hợp nghĩa.
Câu 6 (3,5 điểm)
Trong lòng em luôn có hình ảnh người mà em yêu quý. Bằng một bài văn ngắn hãy tả lại và nêu cảm nghĩ của em về người đó.
HếtĐÁP ÁN
Môn: Tiếng Việt (Thời gian: 45 phút)
Câu 1. (1 điểm)
1. B 2.D 3. B 4.A
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ, tổng 1 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm)
(1 điểm) HS sửa được 4 lỗi và chép lại đúng đoạn trích như sau:
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”.
( HS sửa đúng một lỗi được 0,25 điểm, tổng 1 điểm)
b. (1,5 điểm) HS cần chỉ ra được:
- Ý1: Đoạn trích sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ: nhân hoá (0,5 điểm)
- Ý2: Các từ ngữ nhân hoá: giận dữ, biết buồn, vui, tẻ nhạt, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng. (0,5 điểm)
- Ý3: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: Làm cho sự vật được miêu tả (biển) trở nên sinh động, có hồn hơn. Ngoài ra còn đem lai tính biểu cảm cao cho lời văn. (0,5 điểm)
(Ở ý2 và ý3 nếu học sinh trả lời đúng nhưng sơ sài chỉ cho mỗi ý 0,25 điểm)
Câu 3. (1 điểm) HS sửa đúng mỗi câu được 0,5 điểm
(Chú ý: Chấp nhận nhiều cách sửa khác nhau: bỏ quan hệ từ, thêm cụm C-V, thay quan hệ từ này bằng quan hệ từ khác…)
Câu 4. (1 điểm)
Cảm nhận về hình ảnh thơ “Hạt vàng làng ta”
+ Đây là một hình ảnh so sánh ngầm rất sáng tạo của nhà thơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Sơn
Dung lượng: 77,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)