Đề thi vào lớp 6 môn Văn 2012
Chia sẻ bởi Trần Nhật Ái |
Ngày 17/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào lớp 6 môn Văn 2012 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2012 ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 6 TRƯỜNG MARIE CURIE
NĂM HỌC 2012-2013 MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài 90 phút Câu 1 (2 điểm): a) Tìm 6 từ có tiếng “mới” sao cho được nhiều kiểu cấu tạo từ nhất. b) Chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai từ “mới tinh” và “mới mẻ” và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau này. Câu 2 (1 điểm): Vì sao hai câu sau thuộc hai kiểu câu khác nhau về cấu tạo? - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, tung bọt trắng xóa. - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, bọt tung trắng xóa. Câu 3 (2 điểm): Trong những trường hợp nào dưới đây, câu “Lan mời Huệ vào nhà chơi.” là câu kể? Trong những trường hợp nào, nó là câu khiến? Vì sao? a) Lan nói với Huệ. b) Lan nói với Hồng. c) Hồng nói với Huệ. d) Hồng nói với Lan. Câu 4 (2 điểm): “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” (Bầu trời ngoài cửa sổ - Nguyễn Quỳnh) Nếu thay từ “đọng” trong câu thứ hai bằng một trong các từ “còn”, “vang”, “ngân” thì câu văn sẽ không hay bằng. Vì sao? Câu 5 (3 điểm): Em đã từng được ngắm thành phố vào một thời điểm nào đó trong ngày: buổi sáng sớm khi những giọt sương long lanh còn biếng lười nằm nghiêng trên phiến lá , buổi trưa khi tiếng ve râm ran gọi hè sau tán cây phượng vĩ, buổi tối khi thành phố chìm trong muôn ngàn ánh điện lung linh. Hãy chọn một thời điểm trong ngày và miêu tả lại quang cảnh thành phố khi ấy.
Bài làm
Câu 1 (2 điểm) a) 6 từ có tiếng “mới” với nhiều kiểu cấu tạo từ nhất là: - mới (từ đơn) - mới lạ (từ ghép tổng hợp) - mới toanh (từ ghép phân loại) - mơi mới (từ láy âm và vần) - mới mẻ (từ láy âm đầu) - mới tinh (từ ghép phân loại) b) “Mới tinh” có nghĩa là “còn nguyên vẹn, đẹp đẽ, sạch sẽ như lúc đầu”, còn “mới mẻ” có nghĩa là khác lạ, lí thú hơn sự việc bình thường” Ví dụ: - Cái áo mới tinh (không thể nói “cái áo mới mẻ”) - Một suy nghĩ mới mẻ (không thể nói “một suy nghĩ mới tinh”)
Câu 2 (1 điểm) - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, tung bọt trắng xóa. - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, bọt tung trắng xóa. Ở câu thứ nhất, vì sau dấu phẩy đặt chữ “tung” đầu tiên nên “tung” trở thành vị ngữ chính cho chủ ngữ “sóng”, “bọt trắng xóa” trở thành vật bị tác động, làm bổ ngữ cho vị ngữ “tung” nên câu đó là câu đơn nhiều vị ngữ. Ở câu thứ hai, đặt sau dấu phẩy chữ “bọt” trước chữ “tung” khiến “bọt” trở thành chủ ngữ, “tung” làm vị ngữ cho “bọt”, kết hợp với cụm chủ vị thứ nhất (sóng vỗ nhẹ vào bờ cát) tạo thành câu ghép. Chính vì vị trí của từ “bọt” trong câu khác nên chức vụ của nó cũng khác nhau và tạo thành hai câu thuộc hai kiểu câu khác nhau về cấu tạo.
Câu 3 (2 điểm) “Lan mời Huệ vào nhà chơi” a) Khi đó là lời Lan nói với Huệ, câu trên là câu khiến vì mục đích của người nói (Lan) là yêu cầu, đề nghị bạn làm một việc (vào nhà chơi). b) Khi đó lời Lan nói với Hồng, câu trên là câu kể vì mục đích của người nói là thuật lại một sự việc cho người nghe (mời Huệ vào nhà chơi). c) Khi đó là lời Hồng nói với Huệ, câu trên là câu kể vì mục đích của người nói là thuật lại một sự việc cho người nghe (lời mời của Lan). d) Khi đó là lời Hồng nói với Lan, câu trên là câu khiến vì mục đích của người nói là yêu cầu, đề nghị người nghe làm một việc (yêu cầu Lan mời Huệ vào nhà chơi).
Câu 4 (2 điểm) “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc
NĂM HỌC 2012-2013 MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài 90 phút Câu 1 (2 điểm): a) Tìm 6 từ có tiếng “mới” sao cho được nhiều kiểu cấu tạo từ nhất. b) Chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai từ “mới tinh” và “mới mẻ” và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau này. Câu 2 (1 điểm): Vì sao hai câu sau thuộc hai kiểu câu khác nhau về cấu tạo? - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, tung bọt trắng xóa. - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, bọt tung trắng xóa. Câu 3 (2 điểm): Trong những trường hợp nào dưới đây, câu “Lan mời Huệ vào nhà chơi.” là câu kể? Trong những trường hợp nào, nó là câu khiến? Vì sao? a) Lan nói với Huệ. b) Lan nói với Hồng. c) Hồng nói với Huệ. d) Hồng nói với Lan. Câu 4 (2 điểm): “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” (Bầu trời ngoài cửa sổ - Nguyễn Quỳnh) Nếu thay từ “đọng” trong câu thứ hai bằng một trong các từ “còn”, “vang”, “ngân” thì câu văn sẽ không hay bằng. Vì sao? Câu 5 (3 điểm): Em đã từng được ngắm thành phố vào một thời điểm nào đó trong ngày: buổi sáng sớm khi những giọt sương long lanh còn biếng lười nằm nghiêng trên phiến lá , buổi trưa khi tiếng ve râm ran gọi hè sau tán cây phượng vĩ, buổi tối khi thành phố chìm trong muôn ngàn ánh điện lung linh. Hãy chọn một thời điểm trong ngày và miêu tả lại quang cảnh thành phố khi ấy.
Bài làm
Câu 1 (2 điểm) a) 6 từ có tiếng “mới” với nhiều kiểu cấu tạo từ nhất là: - mới (từ đơn) - mới lạ (từ ghép tổng hợp) - mới toanh (từ ghép phân loại) - mơi mới (từ láy âm và vần) - mới mẻ (từ láy âm đầu) - mới tinh (từ ghép phân loại) b) “Mới tinh” có nghĩa là “còn nguyên vẹn, đẹp đẽ, sạch sẽ như lúc đầu”, còn “mới mẻ” có nghĩa là khác lạ, lí thú hơn sự việc bình thường” Ví dụ: - Cái áo mới tinh (không thể nói “cái áo mới mẻ”) - Một suy nghĩ mới mẻ (không thể nói “một suy nghĩ mới tinh”)
Câu 2 (1 điểm) - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, tung bọt trắng xóa. - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, bọt tung trắng xóa. Ở câu thứ nhất, vì sau dấu phẩy đặt chữ “tung” đầu tiên nên “tung” trở thành vị ngữ chính cho chủ ngữ “sóng”, “bọt trắng xóa” trở thành vật bị tác động, làm bổ ngữ cho vị ngữ “tung” nên câu đó là câu đơn nhiều vị ngữ. Ở câu thứ hai, đặt sau dấu phẩy chữ “bọt” trước chữ “tung” khiến “bọt” trở thành chủ ngữ, “tung” làm vị ngữ cho “bọt”, kết hợp với cụm chủ vị thứ nhất (sóng vỗ nhẹ vào bờ cát) tạo thành câu ghép. Chính vì vị trí của từ “bọt” trong câu khác nên chức vụ của nó cũng khác nhau và tạo thành hai câu thuộc hai kiểu câu khác nhau về cấu tạo.
Câu 3 (2 điểm) “Lan mời Huệ vào nhà chơi” a) Khi đó là lời Lan nói với Huệ, câu trên là câu khiến vì mục đích của người nói (Lan) là yêu cầu, đề nghị bạn làm một việc (vào nhà chơi). b) Khi đó lời Lan nói với Hồng, câu trên là câu kể vì mục đích của người nói là thuật lại một sự việc cho người nghe (mời Huệ vào nhà chơi). c) Khi đó là lời Hồng nói với Huệ, câu trên là câu kể vì mục đích của người nói là thuật lại một sự việc cho người nghe (lời mời của Lan). d) Khi đó là lời Hồng nói với Lan, câu trên là câu khiến vì mục đích của người nói là yêu cầu, đề nghị người nghe làm một việc (yêu cầu Lan mời Huệ vào nhà chơi).
Câu 4 (2 điểm) “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Nhật Ái
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)