ĐỀ THI VĂN11 HK2 2013-2014

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 26/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VĂN11 HK2 2013-2014 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TRẦN THỊ HUỆ
ĐỀ THI
ĐỀ THI KSCL HKII- KHỐI 11- NĂM HỌC 2013- 2014

ĐỀ 1
Câu 1 (2điểm): Nêu ý nghĩa văn bản Người trong bao (A.P.Sê-khốp)?

Câu 2 (2điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong các đoạn văn sau:

Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

b) Khắp non song Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,…
(Việt Nam đi tới, theo báo Quân đội nhân dân, số tết 2004)

Câu 3 (6 điểm): Phân tích bài thơ Tôi yêu em (A.X. Pu- skin).

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể  Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;  Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa,  Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.  Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,  Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,  Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. 

















ĐỀ 2

Câu 1 (2điểm): Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ Tôi yêu em ( A.X. Pu- skin)?

Câu 2 (2điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong các đoạn văn sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Câu 3 (6 điểm): Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp qua truyện ngắn Người trong bao (A.P. Sê-khốp)






























ĐÁP ÁN
Đề 1.
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

1
 Cuộc đấu tranh giữa con người với cái bao chuyên chế với khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống trong bao, thức tỉnh con người “không thể sống mãi thế được”.
2,0

2
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Các phép tu từ:
- Ẩn dụ: tắm, bể máu.

1,0


b) Khắp non song Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,…
(Việt Nam đi tới, theo báo Quân đội nhân dân, số tết 2004)

Các phép tu từ:
- Ẩn dụ: bừng dậy một sinh khí mới.
- Liệt kê kết hợp với điệp ngữ: trong từng … trong từng.
-Hoán dụ: đầu sóng ngón gió.

1,0

3
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội: Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ, tác phẩm, đoạn trích. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý. Cần làm rõ các ý chính sau:



- Mở bài:
+ Giới thiệu một vài nét chính về tác giả, tác phẩm.
+ Giới thiệu vị trí của đoạn trích, một vài nét chính về đoạn thơ.
0.5


- Thân bài:
1. Tâm trạng nhân vật trữ tình: 4 câu đầu
- Bộc lộ một cách trực tiếp, ngắn gọn, giản dị bày tỏ tình cảm của nhân vật trữ tình.


1,0



- Nhân vật trữ tình: tự buộc mình phải chối bỏ tình yêu của mình, dập tắt nốt chút lửa tàn đó, luôn biết tự kiềm chế.
1,0


2. Lời giãi bày và lời cầu nguyện cho tình yêu: 4 câu tiếp theo
- Thẳng thắn bộc lộ tình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)