Đề thi Văn CD lớp 11 lần 2@Vĩnh Yên

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Linh | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Văn CD lớp 11 lần 2@Vĩnh Yên thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĨNHYÊN
________
KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 LỚP 11 A 6,7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
------------------
ĐỀ BÀI




 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm)

Em hãy nêu hiểu biết về xu hướng văn học lãng mạn của bộ phận Văn học công khai (Văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945).

Câu II (3,0 điểm)

Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng.
(Lưu ý: Viết bài luận khoảng 400 từ)

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Câu III.a. DÀNH CHO LỚP 11A 6 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Câu III.b. DÀNH CHO LỚP 11A 7 (5,0 điểm)

Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục để làm rõ đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

-------------------------------

Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:........................................................ Số BD.................Lớp 11A.....







ĐÁP ÁN
KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 . LỚP 11 A 6,7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Câu
Nội dung

Điểm

I
Xu hướng văn học lãng mạn là một trong hai xu hướng chính của văn học công khai hợp pháp của VH VN giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945
0,5


- VH lãng mạn là tiếng nói cuả cá nhân tràn đầy cảm xúc và trí tưởng tượng, diễn tả những khát vọng và ước mơ. Nó khẳng định cái tôi cá nhân, đề cao con người, muốn phủ nhận hiện tại, đi sâu vào tâm hồn, thế giới của mộng ước về thiên nhiên, tình yêu và quá khứ.
- VH lãng mạn góp phần thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống lại lễ giáo PK, để giải phóng cái tôi tự do. Nó khơi dậy lòng ham sống và tình yêu quê hương, yêu cuộc sống, giúp người đọc biết vui biết buồn... Hạn chế của VH lãng mạn đôi khi xa rời cuộc sống, hay đề cao cá nhân.
- Thành tựu nổi bật: các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn, Thơ Mới, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân...
0.5



0,5





0,5



II
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết câu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.










1,0





 b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có cách trình bày riêng nhưng cần nêu được các ý chính sau:
- Trong cuộc sống cần biết nói lời xin lỗi khi cần thiết. Lời xin lỗi là lời nói tự nhận khi mình hiểu việc làm hay lời nói có thể khiến người khác bị thiệt hại về tinh thần hay vật chất. Lời xin lỗi là lời mong người đó cảm thông và tha thứ, bỏ qua. Sự im lặng là không nói gì, không tỏ thái độ, cảm xúc gì.



 - Lời xin lỗi dù "vụng về" nhưng chân thành dễ đem đến sự cảm thông, tha thứ. Nói được lời xin lỗi là giúp hai bên có cơ hội hiểu nhau, hiểu rõ sự việc. Lời xin lỗi có khi chỉ là lời chào hỏi xã giao, tạo sự thân mật hoặc tránh hiểu nhầm. Nói lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ là cử chỉ đẹp, văn minh. Lời xin lỗi dù vụng về chân thành vẫn quý giá hơn, vẫn tốt hơn nhiều sự im lặng. Đó là điều nếu "im lặng" không thể có được.
 1.0


- Bài học nhận thức và hành động:
-Thấy được vai trò quan trọng của lời xin lỗi. Một cử chỉ ứng xử đẹp của lối sống hiện đại ngày nay. Mỗi người nên thận trọng và thật lòng, nhiệt tình và cởi mở trong các mối quan hệ và công việc. Sống thẳng thắn và biết nói lời xin lỗi khi cần.

0.5


Trình bày lưu loát, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)