DE THI VAN 9 HK2
Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Đạt |
Ngày 10/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: DE THI VAN 9 HK2 thuộc Lịch sử 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I. Trắc nghiệm (2đ) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Dòng nào sau đây nêu tên những văn bản tự sự trung đại?
A. Hoàng Lê nhất thống chí, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
B. Chuyện người con gái Nam Xương, Bàn về đọc sách, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
C. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Truyện Kiều, Lặng Lẽ Sa Pa.
D. Những ngôi sao xa xôi, Làng, Lặng lẽ Sa Pa.
Câu 2. Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra viếng lăng Bác là hình ảnh nào?
A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
C. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ.
D. Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên.
Câu 3. Bài thơ nào xây dựng được một hình tượng thiên nhiên đẹp trong sáng, giản dị giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất nước?
A. Mùa xuân nho nhỏ B. Sang thu
C. Viếng lăng Bác D. Ánh trăng
Câu 4 . Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là :
A. Phạm Ngọc Hoan B. Phạm Bá Ngoãn
C, Hoài Thanh D. Phạm Trí Viễn
Câu 5. Từ “ ăn’’ trong “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển
Câu 6. Xác định câu chứa thành phần khởi ngữ
A. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. B. Sáng nay, tôi đi về ngoại.
C. Trời ơi, chỉ còn có năm phút. D. Ồ , sao bạn vui thế.
Câu 7. Trong các đề bài sau đây,đề nào không thuộc bài nghị luận về tư tưởng đạo lí?
A. Bàn về hai nhân vật chó sói và cừu non trong thơ của La Phông-Ten.
B. Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
C. Lòng biết ơn thầy cô giáo.
D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Câu 8. Nhận xét nào nói chính xác nhất tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
A. Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm. B. Làm cho câu chuyện giàu sức biểu cảm.
C. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. D. Làm cho câu chuyện sinh động.
Phần II Tự luận (8 điểm)
Câu 1 : (1đ) Thế nào là thành phần tình thái? Cho ví dụ?
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Kể tóm tắt trích đoạn truyện ngắn Chiếc luợc ngà (Nguyễn Quang Sáng) trong sách ngữ văn 9, tập 1.
b) Em hãy giải thích vì sao nhà văn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Chiếc lược ngà.
Câu 3: (4,5 điểm) Có người cho rằng: Thu là thơ của lòng người, nhưng với mỗi người mùa thu lại mang đến những cảm xúc riêng.
Em có cảm nhận như vậy không? Hãy phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm sáng rõ cảm nhận đó.
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I. Trắc nghiệm (2đ) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Dòng nào sau đây nêu tên những văn bản tự sự trung đại?
A. Hoàng Lê nhất thống chí, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
B. Chuyện người con gái Nam Xương, Bàn về đọc sách, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
C. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Truyện Kiều, Lặng Lẽ Sa Pa.
D. Những ngôi sao xa xôi, Làng, Lặng lẽ Sa Pa.
Câu 2. Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra viếng lăng Bác là hình ảnh nào?
A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
C. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ.
D. Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên.
Câu 3. Bài thơ nào xây dựng được một hình tượng thiên nhiên đẹp trong sáng, giản dị giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất nước?
A. Mùa xuân nho nhỏ B. Sang thu
C. Viếng lăng Bác D. Ánh trăng
Câu 4 . Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là :
A. Phạm Ngọc Hoan B. Phạm Bá Ngoãn
C, Hoài Thanh D. Phạm Trí Viễn
Câu 5. Từ “ ăn’’ trong “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển
Câu 6. Xác định câu chứa thành phần khởi ngữ
A. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. B. Sáng nay, tôi đi về ngoại.
C. Trời ơi, chỉ còn có năm phút. D. Ồ , sao bạn vui thế.
Câu 7. Trong các đề bài sau đây,đề nào không thuộc bài nghị luận về tư tưởng đạo lí?
A. Bàn về hai nhân vật chó sói và cừu non trong thơ của La Phông-Ten.
B. Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
C. Lòng biết ơn thầy cô giáo.
D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Câu 8. Nhận xét nào nói chính xác nhất tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
A. Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm. B. Làm cho câu chuyện giàu sức biểu cảm.
C. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. D. Làm cho câu chuyện sinh động.
Phần II Tự luận (8 điểm)
Câu 1 : (1đ) Thế nào là thành phần tình thái? Cho ví dụ?
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Kể tóm tắt trích đoạn truyện ngắn Chiếc luợc ngà (Nguyễn Quang Sáng) trong sách ngữ văn 9, tập 1.
b) Em hãy giải thích vì sao nhà văn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Chiếc lược ngà.
Câu 3: (4,5 điểm) Có người cho rằng: Thu là thơ của lòng người, nhưng với mỗi người mùa thu lại mang đến những cảm xúc riêng.
Em có cảm nhận như vậy không? Hãy phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm sáng rõ cảm nhận đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Đạt
Dung lượng: 263,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)