ĐỀ THI VĂN 9
Chia sẻ bởi Đỗ Hữu Toàn |
Ngày 26/04/2019 |
195
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VĂN 9 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề
Đề thi có 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm): Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong các câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2 (4,0 điểm): Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
“ Một người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối về nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa. Cái bình nứt luôn buồn bã, khổ sở vì khiếm khuyết của mình. Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:
- Tôi thấy thật xấu hổ khi mình không làm tròn công việc. Vì tôi mà ông phải làm việc cực nhọc hơn.
Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:
- Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường không? Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đường của ngươi mà không phải là phía bên kia không? Ta đã biết khiếm khuyết của ngươi. Vì vậy ta đã gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng. Hai năm qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp cho căn nhà chúng ta…”
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 3 (12,0 điểm): Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức(...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bài cảm nhận của em về cái hay trong bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy.
---------- Hết--------
Họ và tên thí sinh……………………………………….. Số báo danh……………
* Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
A. Hướng dẫn chung:
- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có khả năng tư duy sáng tạo. Tổng điểm toàn bài là 20 điểm, điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
B. Đáp án và thang điểm:
Câu
Yêu cầu nội dung đạt được
Điểm
1
4 đ
1. Yêu cầu:
a. Về hình thức: Thí sinh phải viết thành một bài văn ngắn hoặc đoạn văn nghị luận văn học, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
b. Về nội dung: Thí sinh có thể có cách trình bày khác nhau nhưng về cơ bản bài viết phải nêu được:
- Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.
- Nét độc đáo của việc sử dụng từ láy: Sử dụng chính xác, tinh tế vừa gợi tả cảnh vật vừa thể hiện được tâm trạng con người:
+ Hai câu đầu: các từ láy nho nhỏ, nao nao vừa biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nho nhỏ, nao nao góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh tao, trong trẻo, êm dịu: một nhịp cầu nhỏ xinh với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà) vừa biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân và sự linh cảm về những điều sắp xảy ra).
+ Hai câu sau: các từ láy sè sè, rầu rầu vừa
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề
Đề thi có 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm): Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong các câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2 (4,0 điểm): Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
“ Một người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối về nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa. Cái bình nứt luôn buồn bã, khổ sở vì khiếm khuyết của mình. Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:
- Tôi thấy thật xấu hổ khi mình không làm tròn công việc. Vì tôi mà ông phải làm việc cực nhọc hơn.
Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:
- Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường không? Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đường của ngươi mà không phải là phía bên kia không? Ta đã biết khiếm khuyết của ngươi. Vì vậy ta đã gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng. Hai năm qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp cho căn nhà chúng ta…”
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 3 (12,0 điểm): Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức(...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bài cảm nhận của em về cái hay trong bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy.
---------- Hết--------
Họ và tên thí sinh……………………………………….. Số báo danh……………
* Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
A. Hướng dẫn chung:
- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có khả năng tư duy sáng tạo. Tổng điểm toàn bài là 20 điểm, điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
B. Đáp án và thang điểm:
Câu
Yêu cầu nội dung đạt được
Điểm
1
4 đ
1. Yêu cầu:
a. Về hình thức: Thí sinh phải viết thành một bài văn ngắn hoặc đoạn văn nghị luận văn học, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
b. Về nội dung: Thí sinh có thể có cách trình bày khác nhau nhưng về cơ bản bài viết phải nêu được:
- Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.
- Nét độc đáo của việc sử dụng từ láy: Sử dụng chính xác, tinh tế vừa gợi tả cảnh vật vừa thể hiện được tâm trạng con người:
+ Hai câu đầu: các từ láy nho nhỏ, nao nao vừa biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nho nhỏ, nao nao góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh tao, trong trẻo, êm dịu: một nhịp cầu nhỏ xinh với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà) vừa biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân và sự linh cảm về những điều sắp xảy ra).
+ Hai câu sau: các từ láy sè sè, rầu rầu vừa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Hữu Toàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 12
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)