ĐỀ THI VÀ HDC VĂN 11

Chia sẻ bởi Đào Thị Hồng Hạnh | Ngày 26/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VÀ HDC VĂN 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài :90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn văn sau: “ Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Kẻ đã chết có nghe thấy không? Có những ảo tưởng cảm động, có thể là những sự thực cao cả.”
( Trích đoạn trích“ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của Vichto Huygô)
Anh (chị) hãy cho biết đó là lời nói của ai và ý nghĩa của lời nói đó trong đoạn trích?
Câu 2 (2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn về các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận? Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau:
“ Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”
( Trích” Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh)
Câu 3 (6 điểm): Phân tích bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh.

((((((((((((




















SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN :VĂN - LỚP 11

Câu 1: Học sinh trả lời theo các ý sau:
- Đó là lời bình luận của tác giả để tôn cao hành động nhân ái, đầy tình yêu thương con người của Giăng Vangiăng.
( Mỗi ý trả lời đúng, mạch lạc cho 1,0 điểm)
Câu 2 :
* Phần lí thuyết:
- Trình bày chính xác, rõ ràng các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận:
* Về tư ngữ:
- Sử dụng từ ngữ thông thường thuộc mọi phong cách
- Dùng một số lớp từ ngữ chính trị
* Về ngữ pháp
- Sử dụng kiểu câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgich trong một hệ thống lập luận chặt chẽ.
- Thường sử dụng những câu phức hợp
* Về biện pháp tu từ:
- Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ

(Trình bày đầy đủ, đúng mỗi phương tiện diễn đạt cho 0,5 điểm, tùy vào độ sai khác để trừ từng đơn vị 0,25 điểm)
* Phần thực hành:
- Học sinh trả lời chính xác các biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ kết hợp điệp cú pháp: Ai có ... dùng ...
+ Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
( Mỗi ý trả lời đúng, mạch lạc cho 0,25 điểm)
Câu 3:
Yêu cầu: Học sinh cần làm rõ được các ý chính sau đây:
1.Học sinh trình bày được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Phần mở bài nêu được những nét chính về tác giả Hồ Chí Minh, vị trí của Hồ Chí Minh trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Nêu được những nét chính về bài thơ Chiều tối: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt trong đời sống vào lúc chiều muộn nơi núi rừng hẻo lánh với bút pháp cổ điển và hiện đại
(1 điểm)
2. Học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp khác nhau nhưng cơ bản phải phân tích được nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Cụ thể:
- Cảnh vật chiều buồn nhưng không ảm đạm mà nên thơ, thanh cao, khoáng đạt do cách nhìn và người ngắm cảnh có một tâm hồn thanh thản, phóng khoáng, cảm nhận tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên . Cho thấy rõ người tù dù cô đơn nhưng lòng luôn hướng về sự sống đồng thời chứng tỏ tình yêu tha thiết của Người dành cho thiên nhiên
(1,5 điểm)
- Bức tranh đời sống được nhà thơ ghi lại thất ấm áp, tươi vui với những hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống làm tôn cao hình ảnh người lao động và chứng tỏ một tâm hồn luôn hướng về cuộc sống, gắn bó với nhân dân của Hồ Chí Minh.
(1,5 điểm)
- Bài thơ dùng bút pháp tả cảnh , ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại. Ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm. Hình tượng thơ vận động từ tối đến sáng, từ thiên nhiên đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)