Đề thi và đáp án KĐCL mũi nhọn Văn 6 (2010-2011)
Chia sẻ bởi Lê Như Huân |
Ngày 17/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Đề thi và đáp án KĐCL mũi nhọn Văn 6 (2010-2011) thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
Năm học 2010 – 2011
Môn thi: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1 ( 3.0 điểm):
Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”.
( Ngô Văn Phú)
a) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên.
b) Trình bày giá trị diễn đạt của những biện pháp nghệ thuật đó bằng một đoạn văn.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
Sau đây là lời nói của nhân vật Ha-men trong “ Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê: “ …khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”.
Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời nói trên.
Câu 3 ( 4.0 điểm ):
Cuốn sách Ngữ Văn 6 tự kể chuyện mình.
………………………………. Hết ………………………………………….
Lưu ý:
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Họ và tên thí sinh ………………………………………Số báo danh……….
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
Năm học 2010 - 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang )
A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
- Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1 ( 3.0 điểm ):
a) Yêu cầu chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật ( 1.5 điểm):
- So sánh ( chỉ ra hình ảnh cụ thể) => 0.75 điểm.
- Nhân hóa ( chỉ ra hình ảnh cụ thể) => 0.75 điểm.
Lưu ý: Khuyến khích những bài có chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật khác như: sử dụng từ ngữ giàu giá trị gợi tả, sử dụng câu hỏi tu từ, đảo ngữ…
b) Trình bày được giá trị diễn đạt ( 1.5 diểm):
b.1: Đáp án:
+ Về kiến thức: Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
- Khơi gợi được hình ảnh mầm măng mạnh mẽ, đầy sức sống…
- Làm cho hình ảnh mầm măng hiện lên sống động, có hồn…
- Thể hiện rõ tình cảm của người miêu tả: không chỉ quan sát mầm măng bằng thị giác mà còn cảm nhận nó bằng sự rung động của một tâm hồn đồng cảm…
+ Về kỹ năng: Phải biết xây dựng đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả…
Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và cảm nhận riêng nhưng giàu tính thuyết phục.
b.2 Biểu điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 1.5 điểm.
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng còn hạn chế => 0.75
Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
a) Đáp án:
Bài làm của thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về kiến thức: Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
- Đây chính là điều tâm niệm của Ha-men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân tộc ( tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do, là linh hồn của dân tộc).
- Khẳng định một chân lý: Giữ được tiếng nói
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
Năm học 2010 – 2011
Môn thi: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1 ( 3.0 điểm):
Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”.
( Ngô Văn Phú)
a) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên.
b) Trình bày giá trị diễn đạt của những biện pháp nghệ thuật đó bằng một đoạn văn.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
Sau đây là lời nói của nhân vật Ha-men trong “ Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê: “ …khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”.
Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời nói trên.
Câu 3 ( 4.0 điểm ):
Cuốn sách Ngữ Văn 6 tự kể chuyện mình.
………………………………. Hết ………………………………………….
Lưu ý:
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Họ và tên thí sinh ………………………………………Số báo danh……….
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
Năm học 2010 - 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang )
A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
- Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1 ( 3.0 điểm ):
a) Yêu cầu chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật ( 1.5 điểm):
- So sánh ( chỉ ra hình ảnh cụ thể) => 0.75 điểm.
- Nhân hóa ( chỉ ra hình ảnh cụ thể) => 0.75 điểm.
Lưu ý: Khuyến khích những bài có chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật khác như: sử dụng từ ngữ giàu giá trị gợi tả, sử dụng câu hỏi tu từ, đảo ngữ…
b) Trình bày được giá trị diễn đạt ( 1.5 diểm):
b.1: Đáp án:
+ Về kiến thức: Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
- Khơi gợi được hình ảnh mầm măng mạnh mẽ, đầy sức sống…
- Làm cho hình ảnh mầm măng hiện lên sống động, có hồn…
- Thể hiện rõ tình cảm của người miêu tả: không chỉ quan sát mầm măng bằng thị giác mà còn cảm nhận nó bằng sự rung động của một tâm hồn đồng cảm…
+ Về kỹ năng: Phải biết xây dựng đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả…
Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và cảm nhận riêng nhưng giàu tính thuyết phục.
b.2 Biểu điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 1.5 điểm.
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng còn hạn chế => 0.75
Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
a) Đáp án:
Bài làm của thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về kiến thức: Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
- Đây chính là điều tâm niệm của Ha-men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân tộc ( tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do, là linh hồn của dân tộc).
- Khẳng định một chân lý: Giữ được tiếng nói
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Như Huân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)