Đề thi và đáp án HSG Văn 11
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Bình |
Ngày 26/04/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Đề thi và đáp án HSG Văn 11 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Câu 1:
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát : “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi.....”
Và nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cũng từng ân hận: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”
Hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề TẤM LÒNG ,trình bày suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ ý nghĩa từ hai câu nói trên .
Về nội dung cần nêu được những ý sau:
Giải thích :
Tấm lòng: + Là phẩm chất tốt đẹp , lương thiện của con người, bộc lộ những cảm xúc chân thành, mộc mạc, những tình cảm nhân hậu, yêu thương của con người dành cho con người và cuộc sống.
+ Tấm lòng của con người là một thái độ sống đúng đắn, biết quan tâm, chia sẻ, biết giúp đỡ động viên; hay đơn giản là biết cảm thông và động lòng trắc ẩn trước những cảnh ngộ, những mảnh đời. Người có tấm lòng là người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống...
+ Có thể được biểu hiện qua những hành động giản dị mà tinh tế, qua những cách thức tế nhị, kín đáo; ở mọi lúc mọi nơi,( rộng hơn là tình yêu với gia đình, với quê hương ,đất nước, với người thân – với cộng đồng ,với thiên nhiên và cuộc sống ) nhưng chan chứa tình người nhân văn nhân đạo ...
Sự cần thiết phải có một tấm lòng trong đời sống:
+ Không chỉ là một nhu cầu tình cảm của mỗi cá nhân mà tấm lòng còn là một phẩm chất, trách nhiệm cần có để mỗi con người trở nên tốt đẹp hơn; tâm hồn trở nên phong phú hơn, mỗi cá nhân sẽ trở nên có ích hơn đối với Xã hội- với cộng đồng .
+ Mỗi tấm lòng cao cả sẽ làm cho cuộc sống trở nên đáng yêu, đáng quý; càng trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa. Cuộc đời sẽ bớt đi những khổ đau phiền muộn; những khó khăn và bất hạnh; sẽ giảm đi những số phận buồn thương. Tấm lòng thậm chí còn có khả năng nâng đỡ, cứu rỗi con người , ngăn chặn cái ác cái xấu...
ý nghĩa hai câu nói:
Câu nói của Trịnh Công Sơn :Không chỉ nêu lên sự cần thiết có một tấm lòng trong đời sống, mà còn nói lên cách ứng xử đầy nhân văn của con người: Tám lòng đó phải thành thật, trong sáng ,vô tư, không vụ lợi,vẩn đục; không tô vẽ ,ghi danh...Tấm lòng cho đi không mong được báo đáp trả ơn, thật thanh thản nhẹ nhõm...
Câu nói của Huấn Cao : Đề cập đến một lối ứng xử cũng rất cần có ở mỗi con người : Không chỉ biết cho đi, mỗi con người cũng cần biết đền đáp, biết tri ân những tấm lòng cao đẹp; biết ghi nhớ và nhân lên những”tấm lòng trong thiên hạ”.Con người nên lắng nghe và chia sẻ ; trân trọng và nâng niu , để không thờ ơ vô tình , phụ bạc trước tấm lòng của người khác...
Bài học đối với bản thân:
Những câu chuyện chân thực,
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát : “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi.....”
Và nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cũng từng ân hận: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”
Hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề TẤM LÒNG ,trình bày suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ ý nghĩa từ hai câu nói trên .
Về nội dung cần nêu được những ý sau:
Giải thích :
Tấm lòng: + Là phẩm chất tốt đẹp , lương thiện của con người, bộc lộ những cảm xúc chân thành, mộc mạc, những tình cảm nhân hậu, yêu thương của con người dành cho con người và cuộc sống.
+ Tấm lòng của con người là một thái độ sống đúng đắn, biết quan tâm, chia sẻ, biết giúp đỡ động viên; hay đơn giản là biết cảm thông và động lòng trắc ẩn trước những cảnh ngộ, những mảnh đời. Người có tấm lòng là người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống...
+ Có thể được biểu hiện qua những hành động giản dị mà tinh tế, qua những cách thức tế nhị, kín đáo; ở mọi lúc mọi nơi,( rộng hơn là tình yêu với gia đình, với quê hương ,đất nước, với người thân – với cộng đồng ,với thiên nhiên và cuộc sống ) nhưng chan chứa tình người nhân văn nhân đạo ...
Sự cần thiết phải có một tấm lòng trong đời sống:
+ Không chỉ là một nhu cầu tình cảm của mỗi cá nhân mà tấm lòng còn là một phẩm chất, trách nhiệm cần có để mỗi con người trở nên tốt đẹp hơn; tâm hồn trở nên phong phú hơn, mỗi cá nhân sẽ trở nên có ích hơn đối với Xã hội- với cộng đồng .
+ Mỗi tấm lòng cao cả sẽ làm cho cuộc sống trở nên đáng yêu, đáng quý; càng trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa. Cuộc đời sẽ bớt đi những khổ đau phiền muộn; những khó khăn và bất hạnh; sẽ giảm đi những số phận buồn thương. Tấm lòng thậm chí còn có khả năng nâng đỡ, cứu rỗi con người , ngăn chặn cái ác cái xấu...
ý nghĩa hai câu nói:
Câu nói của Trịnh Công Sơn :Không chỉ nêu lên sự cần thiết có một tấm lòng trong đời sống, mà còn nói lên cách ứng xử đầy nhân văn của con người: Tám lòng đó phải thành thật, trong sáng ,vô tư, không vụ lợi,vẩn đục; không tô vẽ ,ghi danh...Tấm lòng cho đi không mong được báo đáp trả ơn, thật thanh thản nhẹ nhõm...
Câu nói của Huấn Cao : Đề cập đến một lối ứng xử cũng rất cần có ở mỗi con người : Không chỉ biết cho đi, mỗi con người cũng cần biết đền đáp, biết tri ân những tấm lòng cao đẹp; biết ghi nhớ và nhân lên những”tấm lòng trong thiên hạ”.Con người nên lắng nghe và chia sẻ ; trân trọng và nâng niu , để không thờ ơ vô tình , phụ bạc trước tấm lòng của người khác...
Bài học đối với bản thân:
Những câu chuyện chân thực,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)