ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN HK1 SINH 12
Chia sẻ bởi Đinh Thị Huế |
Ngày 26/04/2019 |
169
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN HK1 SINH 12 thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
BÀI KHTN - Môn: SINH HỌC
Thời gian: 50 phút; Đề gồm 4 trang; HS làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm
Mã đề: 130
Câu 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết phép lai AaBb x Aabb cho đời con có kiểu hình hoa đỏ, thân cao chiếm tỷ lệ.
A. 37,5% B. 6,25% C. 56,25% D. 18,75%
Câu 2: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen
A. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể. B. alen với nhau.
C. di truyền như các gen trên NST thường. D. tồn tại thành từng cặp tương ứng.
Câu 3: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ là thường biến?
1. Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
2. Một số loài thú xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng.
3. Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
4. Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng kiểu gen nhưng màu sắc hoa lại phụ thuộc vào độ pH của đất.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 4: Điều nào sau đây về quần thể tự phối là sai?
A. Quần thể biểu hiện tính đa hình.
B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn.
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
D. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 5: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe, các gen phân ly độc lập. Cho rằng quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể được tạo ra từ 2 tế bào sinh tinh lần lượt là:
A. 1 và 8 B. 2 và 16 C. 2 và 4 D. 1 và 16
Câu 6: Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe chiếm tỷ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tần số hoán vị gen là:
A. 18% B. 40% C. 36% D. 24%
Câu 7: Có bao nhiêu thành tựu dưới đây là ứng dụng của tạo giống bằng công nghệ tế bào:
1. Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
2. Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
3. Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp (-caroten trong hạt.
4. Tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng nhất.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 8: Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST ở sinh vật nhân thực gồm 1 đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 13/4 vòng 8 phân tử Prôtêin histôn được gọi là:
A. Nuclêôtit B. polixôm C. Ribôxôm D. Nuclêoxôm
Câu 9: Gen B có khối lượng phân tử bằng 7,2.105 đvc và có 2868 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm làm gen B biến đổi thành gen b, số liên kết hiđrô của gen đột biến b bằng 2866. Khi cặp gen Bb đồng thời nhân đôi thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp là:
A. A = T = 935; G =X = 1465 B. A = T = 1463; G = X = 936
C. A = T = 935; G = X = 1464 D. A = T = 937; G =X = 1464
Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng các gen phân ly độc lập, trội lặn hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang ít nhất một tính trạng lặn chiếm tỷ lệ:
A. 9/256 B. 175/256 C. 81/256 D. 27/256
Câu 11: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?
A. lai khác dòng kép B. lai phân tích C. lai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Thị Huế
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)